Điều này đã được ghi nhận tại Hội thảo khoa học do Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế của Nga và Trung tâm ASEAN của MGIMO tổ chức ở Matxcơva. Những người tham gia hội thảo khoa học đã phân tích những thách thức và nguy cơ mới đang đe dọa ASEAN, tổ chức trong năm nay kỷ niệm 50 năm thành lập.
Một trong những thách thức mới là sự đối đầu giữa những nước Phật giáo và Hồi giáo trong Hiệp hội xung quanh vấn đề người Hồi giáo Rohingya tại Myanmar. Theo ý kiến của đại biểu tham gia Hội thảo khoa học, Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Khoa Phương Đông — Đại học Tổng hợp St. Petersburg, các phương tiện truyền thông của Mỹ và các nước phương Tây mô tả tình hình như là "chế độ Phật giáo đàn áp chống lại người Rohingya Hồi giáo không có khả năng tự bảo vệ được.
Thay vì dập tắt cuộc xung đột, họ đổ dầu vào lửa, — Giáo sư Kolotov nói.- Mà nếu cuộc xung đột tiếp tục leo thang thì vùng lãng thổ với người dân Rohingya ở phía bắc bang Rakhine có thể tách ra khỏi Myanmar, tại đó có thể xuất hiện một vùng đất khủng bố và hoạt động phá hoại có thể lây lan sang các nước Đông Nam Á khác — bởi vì cả ở Thái Lan và Malaysia cũng có nhiều người Rohingya".
Bây giờ Indonesia và Malaysia cũng bắt đầu ủng hộ những người Hồi giáo, cáo buộc chính quyền Myanmar phạm tội diệt chủng tôn giáo. Tại một số nước, cộng đồng chuyên gia bắt đầu xem xét khả năng thành lập một liên minh riêng biệt của các quốc gia Phật giáo thành viên ASEAN — Liên đoàn Phật giáo Suwarnabhumi "Golden Land".
Trên thực tế, ASEAN đang đứng trước nguy cơ bị chia rẽ, — Giáo sư Kolotov nhận xét. — Để ngăn chặn nguy cơ này phải làm theo nguyên tắc của Chu tịch Hồ Chí Minh — "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công". Mà nếu các nước ASEAN bắt đầu đối đầu với nhau, thì rốt cuộc một chân lý khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ thành hiện thực:
"Phản bội, phản bội, đại phản bội, Thiệt hại, thiệt hại, đại thiệt hại".