Bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn khoảng 10 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK cùng với Su-27UBK mua từ Nga vào giai đoạn giữa thập niên 1990, những máy bay này theo xếp hạng thì thuộc thế hệ 4.
Trong khi đó số lượng Su-22 còn hoạt động của Việt Nam tương đối khó xác định.
Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm — SIPRI cho biết thêm, trong năm 2005, Việt Nam đã mua lại từ Cộng hòa Czech 5 chiếc Su-22 và sang năm 2006 tiếp tục mua 8 chiếc Su-22 khác từ Ukraine. Những máy bay này hầu hết thuộc biến thể 2 chỗ ngồi Su-22M3K và đã được nâng cấp bổ sung khả năng tác chiến trên biển.
Ngoài ra còn có nhiều thông tin cho rằng trong năm 2005 Việt Nam đã ký hợp đồng mua lại 40 chiếc Su-22 đã qua sử dụng từ Ba Lan. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có báo cáo nào khẳng định hợp đồng trên, gần như chắc chắn 100% thương vụ này đã bị hủy tương tự trường hợp xe tăng T-72M1.
Như vậy, sau khi thực hiện chủ trương đưa Không quân tiến thẳng lên hiện đại cùng với Hải quân và Thông tin liên lạc, vào thời điểm hiện tại, tỷ lệ chiến đấu cơ thế hệ 4 và 4+ của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 50%.
Đây thực sự là một con số rất cao nếu nhìn sang các quốc gia bên cạnh như Thái Lan, Myanmar, Indonesia hay thậm chí là Trung Quốc, họ vẫn duy trì số lượng rất lớn tiêm kích thế hệ 2 và 3.
Theo đà phát triển, có thể trong tương lai không xa cơ cấu của Không quân Việt Nam sẽ bao gồm toàn bộ chiến đấu cơ thế hệ 4, 4+ và thậm chí cả thế hệ 5, đưa chúng ta trở thành lực lượng hiện đại hàng đầu trong khu vực.
Nguồn: Báo Đất Việt