Cũng từ thực tế, nhiều sáng kiến của công binh ra đời, trong đó có "công sự tháp tăng".
Người Ai Cập làm được, thì chúng tôi làm được
Tháng 4.1993, Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội thảo về các công trình chiến đấu trên quần đảo Trường Sa, trung tá Hoàng Kiền khi ấy là trung đoàn trưởng công binh 83 đang kiểm tra thi công ở Trường Sa nhận được điện vào bờ gấp để dự hội nghị, do trung tướng Nguyễn Chơn, Phó tổng tham mưu trưởng chủ trì. Vừa đi một vòng các đảo về nên trung tá Hoàng Kiền thẳng thắn nêu 10 vấn đề cần làm ngay đối với Trường Sa, trong đó xoáy sâu: Căn cứ quyết tâm (kế hoạch) chiến đấu để xác định số lượng vũ khí trong biên chế và dự phòng, nơi nào thiếu thì bổ sung, thừa phải mang về; coi trọng nước dự trữ; quy hoạch toàn bộ các khu vực tăng gia chăn nuôi và công trình vệ sinh… Đặc biệt, trung tá Hoàng Kiền phản ánh: Các xe tăng đưa ra đảo đều bị nước mặn phá hủy không hoạt động được. Hơn nữa do diện tích đảo chật hẹp, không có điều kiện để xe tăng cơ động phản kích. Đề nghị chỉ để lại một số xe tăng trên đảo lớn để tập trung bảo quản kỹ thuật, có công sự cất giấu, sẵn sàng cơ động khi chiến đấu. Còn lại, tháo lấy tháp pháo xây công sự rồi cẩu lắp lên…
"Xe tăng nặng như vậy ai mà đẩy nổi ra khỏi vị trí" và thách: "Tháp pháo nặng gần chục tấn, không có cẩu chuyên dùng thì tôi đố trung đoàn trưởng 83 cẩu lắp được", nhưng trung tá Hoàng Kiền chắc chắn: "Người Ai Cập cổ đại làm được Kim tự tháp thì tôi cũng sẽ làm được công sự tháp tăng".
Nghe tranh luận, trung tướng Nguyễn Chơn gật đầu:
"Tôi đã sang Liên Xô xem họ diễn tập ở Viễn Đông và cũng thấy họ làm công sự tháp tăng" nên thống nhất: Đồng ý đề xuất làm tháp tăng và giao trung đoàn trưởng 83 thử việc cẩu lắp tháp pháo xe tăng trong bờ tại lữ đoàn 126. Nếu thành công thì Cục Tác chiến báo cáo Bộ Tổng tham mưu cho làm thí điểm ở Trường Sa, giữ lại các đảo lớn một số xe tăng, còn lại cho loại khỏi biên chế xe tăng, chuyển sang làm công sự tháp tăng.
Nảy sáng kiến từ xem… lăn bể nước
Sau khi hoàn thành, hệ thống được chuyển từ Đà Nẵng vào Cam Ranh để thử tải tại lữ đoàn 126. Việc tháo bu lông cẩu tháp pháo xe tăng hạ xuống đất và đưa lên lắp lại rất tốt, nhưng đại diện của Bộ Tư lệnh tăng — thiết giáp vẫn chưa nhất trí với lý do "Địa hình ngoài đảo phức tạp, vẫn cần phải có cần cẩu chuyên dụng cho tăng".
Công sự tháp tăng đầu tiên được xây dựng ở đảo Trường Sa. Tàu HQ-511 của lữ đoàn 125 chở đội xây dựng cùng toàn bộ vật liệu xây dựng ra đảo. Mặt bích và bu lông để liên kết tháp pháo với công sự do tiểu đoàn kỹ thuật của binh chủng tăng — thiết giáp đảm bảo cũng được đưa ra đồng bộ cùng với cần cẩu chuyên dùng để kết hợp sửa chữa các xe tăng trên đảo. Tại đảo, trung đoàn trưởng Hoàng Kiền yêu cầu đại đội trưởng chỉ huy thi công trong vòng 1 tháng khiến bộ đội chia 3 ca làm việc suốt ngày đêm.
"Do địa hình các đảo hẹp, mọi xe tăng đã bố trí ở vị trí phòng ngự cố định, khi xây dựng công sự tháp tăng phải đẩy xác xe tăng đi. Mọi người bí, không biết giải quyết ra sao. Tự nhiên tôi nghĩ đến chuyện ở quê, người ta di chuyển bể nước mưa rất to bằng kích đẩy ngang và con lăn nên vận dụng 2 chiếc kích loại 50 tấn và con lăn để di chuyển. Làm lại thành công", thiếu tướng Hoàng Kiền kể và cười: "Hàng loạt xe tăng ở các đảo được chuyển sang làm công sự tháp tăng rất hiệu quả. Vừa giữ được hỏa lực chiến đấu, vừa giải quyết khó khăn về mặt bằng mà công tác kỹ thuật cực kỳ đơn giản".
Sáng kiến thi công tháp tăng bằng pa lăng bánh xích của trung đoàn 83 được trưng bày tại triển lãm về cải tiến sản xuất trang bị kỹ thuật binh chủng công binh năm 1996 và được cấp trên tặng bằng khen. Từ đây, Bộ Quốc phòng áp dụng sáng kiến để thi công các công trình tháp tăng làm hỏa lực phòng thủ trên nhiều đảo của Tổ quốc.
Nguồn: Thanh Niên