Hà Văn Thắm và "cành củi trong cơn đuối nước"

© REUTERS / KhamHà Văn Thắm
Hà Văn Thắm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tính đến chiều 17/10, bị cáo Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank đã nộp đơn kháng cáo.

Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm - Sputnik Việt Nam
Đại án Hà Văn Thắm : 18 bị cáo bất ngờ kháng cáo
Tính đến chiều 17/10, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo bản án sơ thẩm tuyên ngày 29/9 vừa qua của 21 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Trong đó có đơn kháng cáo của bị cáo Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch HĐQT OceanBank. Trước đó, tính đến sáng 17/10, theo Thẩm phán Trần Nam Hà, Chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắmvà các đồng phạm cho hay, mới có 18/51 bị cáo đại án OceanBank gửi đơn kháng cáo. Tuy nhiên, trong số đó không có Hà Văn Thắm — nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank và Nguyễn Minh Thu — nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank.

Theo TTXVN, ngày 16/10 là hạn cuối cùng để các bị cáo làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm đã tuyên vào ngày 29/9 vừa qua. Ngoài ra, cũng có thể còn một số đơn kháng cáo gửi đến Tòa muộn do gửi qua đường bưu điện. Những đơn này cũng sẽ được Tòa chấp thuận nếu dấu bưu điện xác định gửi trước ngày 17/10.

Trong số 18 bị cáo làm đơn kháng cáo đáng chú ý có Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank — đã bị tuyên án tử hình trong phiên tòa sơ thẩm); Nguyễn Văn Hoàn (nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank), Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ), Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank)…còn lại phần lớn là các nguyên giám đốc chi nhánh ở các tỉnh thành…

Đại án OceanBank và những câu hỏi chưa có lời giải

Ngân hàng OceanBank tại tòa nhà PetroVietnam tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Ai chỉ đạo gửi tiền của PVN vào OceanBank?
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, luật sư bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm chỉ ra 4 vấn đề trọng tâm cần được VKS giải thích rõ ràng: Căn cứ nào để xác định 1.576 tỷ đồng là thiệt hại trong tội Cố ý làm trái này? Căn cứ nào chứng minh hành vi nhận và chi số tiền 246 tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn là chiếm đoạt? Căn cứ nào để xác định 49 tỷ đồng là sở hữu của PVN? Tại sao Hà Văn Thắm lại đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền của chính mình, trong khi Hà Văn Thắm có tỷ lệ sở hữu lên tới 63% trong tổng số tiền mà quy kết cho bị cáo Sơn chiếm đoạt?

Một nửa sự thật không còn là sự thật

Đối với quan điểm đã tranh luận của VKS sáng 24/09, Luật sư Thiệp cho rằng hoàn toàn không đi vào nội dung cụ thể mà các luật sư đã đặt ra. Các bị cáo đã thừa nhận vi phạm Thông tư 02, nhưng mục đích là để ngân hàng huy động được vốn, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Đó chính là kết quả hoạt động kinh doanh. Và khi xem xét, VKS chỉ chỉ xem xét một nửa sự thật, tức là chỉ có một đầu huy động và đã vội vàng quy kết rằng, là gây thiệt hại.

"Một nửa sự thật không bao giờ là sự thật. Điều này đã thể hiện luận điểm xem xét đánh giá là chưa khách quan", Luật sư Thiệp bày tỏ quan điểm.

Về số liệu bị xác định là thiệt hại, ngay đến giờ phút này, trong các tài liệu có sự vênh. Tại trang 52 của Bản cáo trạng xác định rằng, kết quả điều tra cho thấy từ năm 2010 đến 31/11/2014, tổng số tiền ngân hàng Đại Dương đã chi ngoài hợp đồng cho khách hàng gửi tiền là 1.576 tỷ đồng (số tròn). Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định, trong số này có 246 tỷ đồng được chi cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn theo yêu cầu của bị cáo Sơn và bị Sơn chiếm đoạt. Do vậy, hậu quả của hành vi cố ý làm trái của bị cáo Hà Văn Thắm còn lại là 1.329 tỷ đồng.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Vụ OceanBank: Tiết lộ văn bản quan trọng mà ông Đinh La Thăng đã ký
Nhưng kết luận giám định, tại bút lục số 952, về số tiền 1.576 tỷ đồng, kết quả điều tra xác định OceanBannk đã sử dụng 1.576 tỷ đồng để chi lãi ngoài, vi phạm quy định pháp luật về chế độ kế toán thống kê là 988 tỷ đồng, vi phạm các quy định của NHNN về trần lãi suất huy động tối đa là 984 tỷ đồng, vi phạm quy định nội bộ về chế độ tài chính do chính OceanBank ban hành là 331 tỷ đồng.

"Đây là những nội dung đã được xác định về các hành vi vi phạm. Vậy  riêng khoản thứ 3, vi phạm quy định nội bộ của Oceanbank có phải là vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế hay không? Số tiền này, nếu không phải vi phạm quy định của Nhà nước, thì đương nhiên không phải là đối tượng điều chỉnh của vụ việc này. Vậy số tiền 331 tỷ đồng có còn nằm trong 1.576 tỷ không?" Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt câu hỏi với VKS và HĐXX.

"Kẻ giấu mặt" đang ở đâu?

Ông Lê Đình Mậu - Sputnik Việt Nam
Bút sa gà chết: Cú ‘ký nháy’ 800 tỷ định mệnh của Kế toán trưởng Tập đoàn dầu khí VN
Luật sư Thiệp cũng cho rằng cần phải điều tra xác định ra những người, những địa chỉ nhận tiền trái pháp luật, hoặc những người chiếm đoạt, và những người này phải có trách nhiệm hoàn trả. Những nội dung này liên quan đến trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

Có dấu hiệu và cơ sở cho thấy, lời khai của các bị cáo về việc chi cho một số tổ chức thông qua một vài cá nhân nào đó. Bản thân Nguyễn Xuân Sơn trong lời nói sau cùng vào buổi chiều 24/09 cũng nói bày tỏ mong muốn các đồng nghiệp tại PVN "ai đã nhận tiền chăm sóc khách hàng của bị cáo cũng như từ những người khác của OceanBank hãy bình tâm suy nghĩ một cách thấu đáo để hoàn trả lại số tiền bị coi là hành vi vi phạm pháp luật".

Lời khai của Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng PVN đã thừa nhận bị cáo nhận ít nhất tới thời điểm này là 20 tỷ đồng. Còn lại 3 vụ án đã được khởi tố, ở các đơn vị thuộc Tập đoàn PVN gồm: Liên doanh Dầu khí Việt — Nga (Vietsovpetro); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP). Luật sư Thiệp cho rằng kết quả điều tra sẽ xác định được các bị cáo sau này phải chịu trách nhiệm số tiền là bao nhiêu. Thậm chí, ông Quỳnh tiếp tục sau quá trình điều tra đột nhiên có thể số tiền đấy còn lớn hơn, số tiền có thể chưa dừng lại.

"Vậy thì, nếu giải quyết phần dân sự trong vụ án này sẽ là vội vàng, dẫn tới mâu thuẫn là nguyên tắc mà chính đại diện Viện KS đưa ra, rằng người chiếm hưởng phải có trách nhiệm hoàn trả", Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị.

"Bây giờ buộc các bị cáo trong hội sở phải có trách nhiệm bồi thường. Sau này chứng minh được trong 3 Doanh nghiệp đã nhận số tiền là bao nhiêu cũng nằm trong 1.576 tỷ đồng, rồi những người bị cáo Sơn khai ra tiếp tục tăng lên.. Vậy vấn đề quyết định dân sự trong vụ án này sẽ bất cập, cản trở cho vụ án khác và cản trở công tác đấu tranh điều tra."

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam
PVN, PVC, Trịnh Xuân Thanh... Cái giá của sự “vội vã”
Số tiền chi lãi ngoài 1.576 tỷ đồng, theo luật sư, không thể tạo nên số dư nợ xấu hay âm vốn mà còn giúp huy động vốn để cho vay và tạo lãi. Vì vậy nó càng không phải là hậu quả để dẫn tới việc NHNN mua ngân hàng 0 đồng. Người có quyền đòi số tiền này không thể là Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương, mà là các cổ đông cũ.

Về giải quyết dân sự, Luật sư Thiệp mong muốn HĐXX áp dụng Điều 278 của Bộ Luật tố tụng hình sự để tách ra phần trách nhiệm dân sự ra giải quyết bằng một trình tự khác. Sau khi xem xét cân nhắc đầy đủ những người, những gì đã thụ hưởng thì phải hoàn trả, đó là trách nhiệm cá nhân của họ. Và như vậy mới xác định được về số thiệt hại và trách nhiệm hoàn trả. 

Theo: Kiến Thức, Infonet,TTXVN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала