Trong danh sách các vấn đề, có chuyện nợ công cao và nhịp độ chuyển biến chậm chạp của cơ cấu kinh tế, tình trạng quản lý kém hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp Nhà nước, và thiếu vắng phản hồi kịp thời cho khiếu nại, kiến nghị của công dân. Một trong những mục đầu tiên trong danh sách những vấn đề bức xúc nhất của Việt Nam là nạn tham nhũng. Việc ban lãnh đạo Việt Nam mà tiên phong là Đảng Cộng sản triển khai cuộc chiến nghiêm khắc chống tham nhũng thể hiện qua những vụ việc lớn và mức kỷ luật nặng đối với cán bộ Đảng và Nhà nước, các nhà quản lý công ty và ngân hàng lớn, gần đây đã làm chấn động Việt Nam theo đúng nghĩa đen.
Cuộc đấu tranh này phải nghiêm khắc cho đến tận mức án tử hình, bởi tham nhũng là mối đe dọa sự bình ổn của quốc gia và cần xem nó như một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sụp đổ, — chuyên viên Đông phương học và chính trị học của Nga, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông của Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg, GS-TSKH Vladimir Kolotov nhận định.
"Tham nhũng có hệ thống đã là một trong những nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết. Thượng tầng tham nhũng có sự gắn kết chặt chẽ với đặc nhiệm nước ngoài, vì họ mơ hợp pháp hoá nguồn thu nhập bất minh bằng con đường chuyển tiền ra ngoại quốc. Kết quả là sự đổ vỡ của đất nước, lao dốc mức sống của cư dân và cuộc tư hữu hóa ăn cướp".
Hệ thống tham nhũng ở các nước thuộc thế giới thứ ba tạo điều kiện biến các nước này thành nguồn tài trợ dành cho các nước phát triển, — GS Vladimir Kolotov nói tiếp. Trong cuốn "Lời thú tội của một sát thủ kinh tế", tác giả John Perkins đã nói rất rõ về những chương trình hỗ trợ dành cho các nước đang phát triển. Sự giúp đỡ càng lớn thì đất nước nhận hỗ trợ càng bị phụ thuộc nhiều hơn và cuối cùng sẽ mất chủ quyền. Mọi quyết định về quản lý đất nước thông qua tại Đại sứ quán Hoa Kỳ, như trường hợp của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam trước đây. Vì thế người ta gọi những chế độ này là bù nhìn, và thực chất là ở chỗ, ai nắm quyền kiểm soát và điều khiển. Bây giờ điều đó diễn ra không quá rõ ràng như trong giai đoạn thuộc địa, mà thực hiện thông qua IMF, thị trường ngoại hối, hạ thấp tỷ giá đồng tiền quốc gia một cách nhân tạo, định mức tiền công lao động không công bằng, v.v…
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang được tiến hành ở toàn bộ các nước trên thế giới với ít nhiều thành công khác nhau. Singapore thường được xem là điển hình nổi bật về giải pháp căn bản cho vấn đề này. Nhưng ở những nước đông dân như Việt Nam và Nga, việc đương đầu với cái ác này có phần phức tạp khó khăn hơn, dù đang thực hiện những bước đi nhất định theo phương hướng đúng đắn. Ở Nga ban hành lệnh cấm công chức, vợ và con cái vị thành niên của họ sở hữu tài sản và khoản có ở nước ngoài. Việc thông báo công khai bản kê thu nhập của công chức cho phép xác định nguồn gốc tiền bạc nhận qua con đường không trung thực, dẫn đến làm mất lòng tin và hình phạt. Nhưng, mức phạt cho tham nhũng cần phải nghiêm khắc như ở Việt Nam, — GS-TSKH Kolotov nhận xét.
Tham nhũng luôn gắn kết với quyền lực. Ở đâu có đặc quyền, ở đó có sự cám dỗ lợi dụng vi phạm luật pháp và trượt sâu vào con đường sai trái do vụ lợi. Nhưng nếu đối tượng tham nhũng biết rằng khi đục khoét gây hại cho quốc gia sẽ có thể phải trả giá bằng tính mạng và danh dự không bao giờ cứu chuộc được, thì có lẽ đương sự sẽ chùn tay? Vì thế, dành cho thành công của cuộc chiến chống tham nhũng cần phải có pháp luật chính xác và nghiêm túc, hình phạt cứng rắn không tránh khỏi, sự minh bạch trong công tác của cơ quan thực thi pháp luật và hoạt tính công dân của các thành viên trong cộng đồng xã hội. Tất cả những cơ sở đó đang có sẵn ở Việt Nam, — GS-TSKH Vladimir Kolotov kết luận.