Bộ trưởng Nội vụ nói về đề xuất “giảm 10 tỉnh”

© Ảnh : Dân TríBộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước đề xuất sáp nhập giảm 10 tỉnh có dân số nhỏ, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng phải tổng kết, đánh giá lại vì quy mô mỗi tỉnh phù hợp với điều kiện, đặc điểm khác nhau.

ĐB Phạm Văn Hoà - Sputnik Việt Nam
"6-8 bộ, hàng chục tỉnh có thể sáp nhập với nhau"
Ngày 1/11, bên lề kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trao đổi với báo chí về đề xuất của đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, sáp nhập các tỉnh có dân số ít và các bộ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thời gian tới bộ này sẽ xây dựng chương trình hành động để thực hiện các nội dung mà Nghị quyết Trung ương 6 đề ra.

"Có những nội dung áp dụng làm ngay, cũng có những lĩnh vực nghiên cứu định hướng làm thí điểm, cũng có những cái chuẩn bị cho đại hội XIII", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, vấn đề sẽ thực hiện ngay là sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bên trong các bộ ngành, địa phương. Rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các cơ quan bị chồng lấn, kể cả các đơn vị trực thuộc, để đảm bảo làm sao mỗi một cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chỉ còn lại một đơn vị sự nghiệp công.

Về phương án, lộ trình sáp nhập, ông Lê Vĩnh Tân cho biết, Bộ Nội vụ được Thủ tướng giao 2 chương trình hành động: Đó là thực hiện sắp xếp lại bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước; thứ hai là sắp xếp lại các đơn vị theo Nghị quyết Trung ương 6. Vấn đề này, Bộ Nội vụ sẽ bám vào nội dung Nghị quyết để xây dựng lộ trình các bước thực hiện.

Hội nghị trung ương 6 lần này quan tâm đến vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng và sắp xếp lại bộ máy chính trị - Sputnik Việt Nam
Đột phá và "dám động chạm" khi sắp xếp hệ thống chính trị tinh gọn
Trước đề xuất của đại biểu về việc sáp nhập lại các tỉnh thành có quy mô dân số nhỏ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, vấn đề này phải tổng kết, đánh giá lại, bởi vì mỗi quy mô một tỉnh lại phù hợp với điều kiện đặc điểm đồng bằng, miền núi, hải đảo hay đô thị khác nhau.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho biết, Nghị quyết Trung ương 6 chỉ đề cập đến các cơ quan chồng lấn, có chức năng nhiệm vụ tương đồng thì rà soát lại.

"Trong nghị quyết Trung ương 6 chưa nói đến vấn đề sáp nhập tỉnh", ông Tân cho hay. Còn về sáp nhập các bộ, theo ông Tân, chủ trương này thuộc đối tượng thứ 3 là "tiếp tục nghiên cứu".

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, với những tỉnh có dân số dưới 800 nghìn người thì có thể tính toán sáp nhập lại với nhau. Nếu thực hiện đề xuất này thì sẽ tinh giản được hàng ngàn cán bộ, công chức từ đó tiết kiệm chi thường xuyên hàng ngàn tỉ đồng. Ngoài ra khi sáp nhập việc tiếp kiệm trong sử dụng tài sản công cũng là rất lớn.

Theo tính toán của đại biểu, sau khi sáp nhập thì có thể giảm được khoảng 10 tỉnh có quy mô dân số thấp, và giảm 3-4 bộ có nhiệm vụ chức năng tương đồng.

Nguồn: Dân Trí

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала