Việt Nam tự chọn radar cho hệ thống S-300PMU1

© Sputnik / Pavel LisitsynTổ hợp tên lửa phòng không S-300
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù 76N6 được coi là radar tiêu chuẩn của tổ hợp phòng không S-300, nhưng Việt Nam vẫn quyết chọn loại radar 36D6 cho S-300PMU1.

Trạm radar trên đỉnh Sơn Trà.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tự tăng sức mạnh radar giám sát Biển Đông
76N6 Clam Shell là đài radar trang bị cho tổ hợp S-300 có nhiệm vụ chuyên bắt và bám mục tiêu tầm thấp. Đây là một radar tần số điều biến sóng liên tục (FMCW) được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ, đặc biệt là tên lửa hành trình.

Clam Shell có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường lộn xộn gần mặt đất cũng như trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Hệ thống có khả năng tự động bám bắt và xử lý mục tiêu, 76N6 sẽ cung cấp các tham số cần thiết cho radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp S-300.

Ăng ten FA-51MU của Clam Shell gồm 2 bộ phận truyền và nhận, ngăn cách bởi một tấm chắn ở giữa để tránh tràn tín hiệu từ máy phát vào máy thu. Ăng ten thường gắn trên tháp 40V6M cao 28 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét.

Clam Shell phát hiện được các mục tiêu có RCS chỉ 0,02 m2 di chuyển ở tốc độ 722 m/s. Mục tiêu bay ở độ cao 450 mét sẽ bị 76N6 phát hiện từ khoảng cách 92,6 km, nếu mục tiêu bay ở độ cao 914 mét, tầm trinh sát không dưới 120,38 km.

© Sputnik / Ministry of Defence of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhPhía sau là "tai mắt" của S-300 - radar "phát hiện mọi độ cao".
Phía sau là tai mắt của S-300 -  radar phát hiện mọi độ cao. - Sputnik Việt Nam
Phía sau là "tai mắt" của S-300 - radar "phát hiện mọi độ cao".

Hệ thống có mức tiêu thụ điện năng khoảng 1,4 kW, thời gian xảy ra lỗi kỹ thuật dự kiến không thấp hơn 100 giờ. Phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn và loại bỏ các đám mây rải nhiễu nhờ công nghệ FMCW là hai đặc tính ưu việt của 76N6.

Đài radar cảnh giới nhìn vòng P-35 của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tinh hoa trí tuệ: Việt Nam sản xuất hệ thống mô phỏng chiến đấu radar P-18M
Các máy bay nếu không được trang bị máy thu cảnh báo radar tương thích với công nghệ FMCW sẽ rất dễ bị tổn thương khi hoạt động ở khu vực có triển khai Clam Shell.

Dù được đánh giá rất cao nhưng Việt Nam đã không chọn 76N6 cho tổ hợp S-300 mà thay vào đó là hệ thống radar 36D6. Vậy đâu là nguyên nhân? Theo những thông số được công bố, 36D6 Tin Shield với chức năng tương tự radar 76N6.

Và lý do của sự lựa chọn này là bởi radar 36D6 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với 76N6, nó có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu thụ động rất tốt. Bộ vi xử lý của radar 36D6 có khả năng quét chùm tia điện tử ở độ cao từ —20 +30 độ. Ăng ten có thể quét 360 độ chỉ trong vòng 5 — 10 giây.

Tin Shield có thể xử lý đồng thời 120 mục tiêu, trong đó có 30 — 60 mục tiêu ở chế độ tự động. Các thông tin được hiển thị trên màn hình dưới dạng ký tự số tạo thuận lợi cho kíp vận hành trong việc đọc dữ liệu.

© Ảnh : QPVN.VNHuấn luyện nạp đạn cho xe mang phóng tự hành 5P85 của tổ hợp S-300
Huấn luyện nạp đạn cho xe mang phóng tự hành 5P85 của tổ hợp S-300 - Sputnik Việt Nam
Huấn luyện nạp đạn cho xe mang phóng tự hành 5P85 của tổ hợp S-300

36D6 bám bắt được các mục tiêu có RCS chỉ 0,1 m2 bay ở độ cao 50 m từ cách xa 27 km. Nếu mục tiêu bay ở độ cao 100 m, phạm vi phát hiện là 42 km. Tầm trinh sát với mục tiêu có RCS 1 m2 bay ở độ cao 6.000 mét lên tới 175 km.

Khả năng quét chùm tia điện tử và số lượng mục tiêu theo dõi cùng lúc nhiều hơn là hai lý do để Việt Nam lựa chọn radar 36D6 cho nhiệm vụ bắt thấp thay vì 76N6. Bên cạnh đó, công nghệ của radar 36D6 phù hợp để nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn phù hợp với việc trang bị cho phiên bản S-400.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала