Thủ tướng Trudeau khẳng định quan hệ giữa Canada và Việt Nam gắn liền với các mối quan hệ giao lưu nhân dân và đã được mở rộng mạnh mẽ trong 40 năm qua.
Trên nền tảng đó, ông bày tỏ mong muốn các cuộc gặp tới đây với các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ thúc đẩy những vấn đề quan trọng như quản trị, tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và mở ra nhiều cơ hội cho tầng lớp trung lưu ở cả 2 nước.
Theo kế hoạch, trong thời gian thăm Hà Nội, Thủ tướng Trudeau sẽ có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.
Tiếp đó, Thủ tướng Trudeau sẽ tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tham gia một cuộc thảo luận tại Đại học Tôn Đức Thắng.
Trên nền tảng đó, ông bày tỏ mong muốn các cuộc gặp tới đây với các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ thúc đẩy những vấn đề quan trọng như quản trị, tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và mở ra nhiều cơ hội cho tầng lớp trung lưu ở cả 2 nước.
Theo kế hoạch, trong thời gian thăm Hà Nội, Thủ tướng Trudeau sẽ có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.
Tiếp đó, Thủ tướng Trudeau sẽ tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tham gia một cuộc thảo luận tại Đại học Tôn Đức Thắng.
Cuối cùng, ông sẽ tới thành phố Đà Nẵng dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng với các nền kinh tế thành viên và giới thiệu hình ảnh Canada là một đối tác lựa chọn về thương mại và đầu tư trong khu vực.
Sau Hội nghị APEC, Thủ tướng Trudeau sẽ tiếp tục tới Philippines dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác, bàn về quan hệ song phương và xác định những lĩnh vực 2 bên có thể tăng cường hợp tác.
Thủ tướng Trudeau cho biết thông điệp chính mà ông sẽ mang tới Hội nghị Cấp cao APEC và Hội nghị Cấp cao ASEAN-Canada là "mọi người dân — gồm cả phụ nữ, thanh niên và người bản xứ — cần được hưởng lợi từ các cơ hội phát triển kinh tế toàn cầu."
Chuyến công du lần này của Thủ tướng Trudeau sẽ tạo cơ hội cho ông gặp gỡ nhiều đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy chương trình thương mại tiến bộ vì sự phát triển và lợi ích của tầng lớp trung lưu, đồng thời mở rộng các cơ hội can dự ở khu vực này.
Từ năm 2015, Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN, với kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 5,5 tỷ đôla Canada (CAD) trong năm 2016, tăng mạnh từ mức 4,7 tỷ CAD năm 2015.
Từ năm 2011 đến nay, thương mại giữa 2 nước đã tăng gấp 3 lần. Trong năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu của Canada sang Việt Nam đạt 528 triệu CAD, nhập khẩu đạt gần 5 tỷ CAD.
Sau Hội nghị APEC, Thủ tướng Trudeau sẽ tiếp tục tới Philippines dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác, bàn về quan hệ song phương và xác định những lĩnh vực 2 bên có thể tăng cường hợp tác.
Thủ tướng Trudeau cho biết thông điệp chính mà ông sẽ mang tới Hội nghị Cấp cao APEC và Hội nghị Cấp cao ASEAN-Canada là "mọi người dân — gồm cả phụ nữ, thanh niên và người bản xứ — cần được hưởng lợi từ các cơ hội phát triển kinh tế toàn cầu."
Chuyến công du lần này của Thủ tướng Trudeau sẽ tạo cơ hội cho ông gặp gỡ nhiều đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy chương trình thương mại tiến bộ vì sự phát triển và lợi ích của tầng lớp trung lưu, đồng thời mở rộng các cơ hội can dự ở khu vực này.
Từ năm 2015, Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN, với kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 5,5 tỷ đôla Canada (CAD) trong năm 2016, tăng mạnh từ mức 4,7 tỷ CAD năm 2015.
Từ năm 2011 đến nay, thương mại giữa 2 nước đã tăng gấp 3 lần. Trong năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu của Canada sang Việt Nam đạt 528 triệu CAD, nhập khẩu đạt gần 5 tỷ CAD.
Theo: TTXVN