Chiếc chuông “nổi loạn” ở thị trấn Uglich (Video)

© Sputnik / Alexey KudenkoUglich
Uglich - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại tỉnh Yaroslavl ở phía bắc Moskva có một trong những thành phố lâu đời nhất của nước Nga tên là Uglich.

Đó là một thành phố tỉnh lẻ yên tĩnh với rất nhiều nhà thờ, tu viện và biệt thự cổ xinh đẹp. Trong nhà thờ Dmitry đổ máu, du khách có thể thấy một trong những hiện vật nổi tiếng nhất của Uglich — đó là chiếc chuông đồng bị buộc tội "nổi loạn" vào cuối thế kỷ XVI và… bị đày đến Siberia. Chuyến lưu đày kéo dài ba thế kỷ liền…

Câu chuyện đặc biệt này bắt đầu 25 tháng 5 năm 1591. Cư dân Uglich rất bất ngờ khi nghe tin tức khủng khiếp: hoàng tử Dmitry 8 tuổi, em trai của Sa hoàng Nga Feodor bị chết trong thành phố của họ. Cho đến nay, cái chết bí ẩn ấy vẫn không được lý giải đến cùng. Theo công bố chính thức, hoàng tử nhỏ đang chơi trong sân với các bạn vì bị lên cơn động kinh và vô tình ngã vào con dao đang cầm trong tay. Nhưng có ý kiến giải thích khác: hoàng tử bị những kẻ giết người do viên quan Boris Godunov phái đến sát hại. Nhà quý tộc đầy tham vọng dự kiến ​​sẽ lên ngôi sau cái chết của nhà vua đau ốm và không con cái. Ngoài nhà vua, hoàng tử Dmitri là đại diện duy nhất của triều đại hoàng gia Rurik đang suy yếu. Sau cái chết của hoàng tử bé, Boris Godunov không còn đối thủ cạnh tranh nào nữa.

Căm ghét vị quan mà hoàng đế sủng ái, người dân thành phố Uglich khẳng định: hoàng tử nhỏ chết do bàn tay tội ác của Godunov. Người dân Uglich kéo chuông — chính chiếc chuông ngày nay đang được bày trong Nhà thờ Dmitry đổ máu. Một cuộc nổi loạn bắt đầu. Nhân dân tức giận tự lập tòa án công lý và giết chết một số quan chức mà họ cho là có tội trong vụ sát hại hoàng tử.

Một vài ngày sau, đoàn điều tra từ Moskva đến Uglich. Ủy ban bao gồm những người ủng hộ Boris Godunov vội vã bác bỏ phiên bản án mạng. Cái chết của hoàng tử được giải thích là do tai nạn thảm khốc. Dmitry được Giáo hội Chính thống Nga phong thánh. Hai thế kỷ sau, hình ảnh của thánh Dmitri xuất hiện trên quốc hiệu của thành phố Uglich.

Đoàn điều tra Moskva cũng tìm hiểu vụ các quan chức bị những người nổi loạn giết chết. Hình phạt dành cho họ rất độc ác và đẫm máu: 200 người dân Uglich bị tử hình, vài chục gia đình bị lưu đày đến Siberia. Chiếc "chuông nổi loạn" kêu gọi khởi nghĩa cũng bị trừng phạt. Nó bị đánh đập bằng roi da và bị đày chung thân đến thành phố Tobolsk vùng Siberia. Thống đốc Tobolsk vốn là một người mẫn cán đã nghiêm chỉnh chấp hành lệnh vua: ông ta cho viết lên chuông dòng chữ "tội nhân vô tri vô giác bị đày chung thân ở Uglich" và giam chiếc chuông đồng "nổi loạn" vào nhà tù.

Về sau chiếc chuông được "khoan hồng" hơn, thậm chí nó được treo trên một trong những tháp chuông của Tobolsk. Tiếng vang mạnh mẽ của chiếc chuông bị lưu đày thường báo cho cư dân biết về hỏa hoạn. Chuông đã trở thành một vật nổi tiếng của địa phương: nhiều du khách đến Tobolsk thường muốn được thấy "tội đồ chung thân".

Trong nửa sau của thế kỷ XIX, nhân dân Uglich nhiều lần kêu gọi chính quyền thành phố đòi lại chiếc chuông lịch sử nhưng luôn bị khước từ. Dân chúng không chịu bỏ cuộc: họ gửi kiến nghị lên hoàng đế và được Ngài đồng ý. Đoàn đại biểu Uglich ngay lập tức đến Tobolsk. Tháng 5 năm 1882, chính xác 301 năm sau khi hoàng tử Dmitry bị giết hại, "chiếc chuông phẫn nộ" được đưa về quê hương của nó. Nhân dân tổ chức một đám rước long trọng đưa chuông đến nhà thờ Dmitry đổ máu, nơi trở thành ngôi nhà mới của chuông.

Trong thế kỷ XIX và ngay cả hiện nay một số người hoài nghi đặt câu hỏi: liệu đây có phải là chiếc chuông đã kêu gọi nhân dân Uglich đứng lên trả thù cho hoàng tử nhỏ vô tội hay không? Năm 1983, một cuộc giám định đã được tiến hành. Hóa ra đây là chiếc chuông được bậc thầy của Uglich đúc vào cuối thế kỷ XV. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là chiếc chuông lịch sử!

Trong ngày hôm nay, cuộc sống Uglich đang trôi qua một cách thanh bình. Chỉ có chiếc chuông cổ trong nhà thờ Dmitry đổ máu là vẫn gợi nhớ những sự kiện sôi sục trong thị trấn nhỏ này vào cuối thế kỷ XVI.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала