Báo chí phương Tây và các mạng lưới xã hội thể hiện sự quan tâm đến những vấn đề này mỗi khi tổ chức cuộc họp thường kỳ của Ủy ban hợp tác Nga — Mỹ tìm kiếm tù binh và binh lính mất tích. Ủy ban này giúp xác định số phận của những người này trong giai đoạn từ Thế chiến II đến chiến dịch quân sự của Liên Xô ở Afghanistan, tức là cho đến năm 1989. Vào những ngày 8 và 9 tháng 11 ở Matxcơva tiến hành cuộc họp lần thứ 21 của ủy ban này.
Nói về chiến tranh ở Việt Nam, thì không hề có dù chỉ một quân nhân Mỹ bị bắt ở đó mà phía Việt Nam chuyển giao cho Liên Xô", — ông Grigory Lokshin nói trong cuộc phỏng vấn với hãng Sputnik. Trong những năm chiến tranh ở Việt Nam, ông là Thư ký Ủy ban Liên Xô ủng hộ Việt Nam và đã tham gia tổ chức nhiều hoạt động quy mô lớn phản đối cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ. Ông Lokshin nói:
"Ở Matxcơva tôi đã mấy lần tiếp xúc với những quân nhân Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam. Nhưng, đây không phải là các tù binh mà là những người đào ngũ. Những lính Mỹ bị thương Việt Nam đã được đưa đến bệnh viện ở Nhật Bản. Ở đó họ đã liên lạc với các ủy ban bảo vệ hòa bình địa phương — ở Nhật Bản đã có phong trào mạnh mẽ phản đối chiến tranh Việt Nam - rồi đã trốn khỏi bệnh viện. Những người Nhật đã giúp họ chuyển đến Vladivostok, từ đó bằng máy bay tới Matxcơva. Tôi đã đón họ tại sân bay. Vào cuối những năm 60 — đầu những năm 70 đã có ba nhóm như vậy, mỗi nhóm 10-12 người. Tại Matxcơva, ủy ban của chúng tôi đã đưa họ đến nhà nghỉ, ở đó họ sống vài ngày trước khi lên đường sang Thụy Điển, nước này đã đồng ý tiếp nhận họ. Nhiều người trong số đó đã sống ở Thụy Điển cho đến khi được ân xá. Một số người đã tham gia hoạt động của Ủy ban Quốc tế điều tra các tội ác của Hoa Kỳ tại Việt Nam tồn tại vào thời điểm đó và đã vạch trần những hành động xấu xa của Mỹ".
Phía Liên Xô đã không chỉ một lần yêu cầu Hà Nội tổ chức cuộc gặp với những tù binh phi công Mỹ. Bởi vì lực lượng quân sự của Việt Nam, đặc biệt bộ đội tên lửa phòng không và không quân, được trang bị thiết bị quân sự của Liên Xô. Trong năm đầu tiên khi Việt Nam mới bắt đầu sử dụng các tổ hợp tên lửa của Liên Xô, các chiến sĩ tên lửa Xô Viết đã bắn vào các máy bay Mỹ và đã bị không quân Mỹ tấn công trả đũa. Điều dễ hiểu, nếu các chuyên gia Liên Xô nhận được những thông tin từ phi công Mỹ, ví dụ, về những thiết bị gây nhiễu được sử dụng để đánh lạc hướng hệ thống tên lửa phòng không, thì có thể nâng cao hiệu quả phòng không của lực lượng Việt Nam chống lại các vụ không kích của Mỹ. Nhưng, phía Việt Nam liên tục từ chối yêu cầu của Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô và không tổ chức những cuộc gặp như vậy. Theo lời Trung tướng Ivan Shport, tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam trong thời gian cuộc kháng chiến, điều này không hề có. Chỉ có một trường hợp duy nhất khi trưởng nhóm chuyên gia quân sự Xô Viết được phép có mặt khi hỏi cung tù binh phi công Mỹ, nhưng, ông không đặt câu hỏi trong cuộc hỏi cung. Chuyên gia Liên Xô đã được phép ngồi ghế đằng sau tấm bình phong và chú ý lắng nghe phiên dịch người Việt dịch cho ông cuộc hỏi cung này. Vào ngày hôm đó, trong cuộc hỏi cung tù binh phi công Mỹ đã không vang lên câu hỏi nào về những vấn đề kỹ thuật. Sĩ quan Liên Xô hồi tưởng lại, hầu như trong suốt cuộc hỏi cung, tù binh đã khóc và thề sẽ trả tiền để khôi phục cây cầu bắc qua sông Hồng đã bị phá hủy trong vụ không kích khi chiếc máy bay của nó bị bắn rơi. Nhân tiện xin nói luôn, các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã bắn rơi chiếc máy bay đó.
Các chuyên gia Liên Xô đã không được phép tiếp xúc với các tù binh phi công Mỹ, — ông Lokshin nói. — Các tù binh đã được bảo vệ như tài sản quý báu nhất, như những "át chủ bài" trong cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về việc chấm dứt chiến tranh. Và thực tiễn đã khẳng định tính đúng đắn của dự tính này.