Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Ivlev nhận xét rằng thế giới đang chứng kiến sự thay đổi trong cách tiếp cận thương mại quốc tế. Vai trò của các cơ chế WTO đã giảm, chủ nghĩa bảo hộ đã tăng lên trong các chính sách của một số nước, bao gồm cả Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thương mại và đầu tư.
"Chính sách của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay đã trải qua nhiều thay đổi mạnh mẽ (trong số các thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, thay đổi quá trình chung của nền chính trị của nước này sau cuộc bầu cử của tổng thống tiếp theo, ưu tiên thỏa thuận song phương chứ không phải là hiệp định đa phương, v.v.). Điều đó làm gia tăng tính bất định không rõ ràng trong khu vực và về tổng thể có ảnh hưởng làm giảm tốc độ đối với các quá trình hội nhập trong khu vực nói chung, và cũng gây khó khăn cản trở phát triển các hiệp định ở mức cao nhất trong khuôn khổ APEC ", ông Ivlev nói.
Bên cạnh đó, người đối thoại với hãng thông tấn cho biết, Mỹ vẫn ủng hộ việc hiện đại hóa cấu trúc và các thỏa thuận APEC, trong khi vẫn tìm cách san bằng điều khoản thương mại có lợi cho bản thân, tuy nhiên, đối với các thành viên khác của tổ chức, đặc biệt là Trung Quốc, sự thay đổi này được xem như chỉ là một nỗ lực để đạt được sở thích.
"Chính bản thân sự hiểu biết mục tiêu của hội nhập trong khu vực đối với Hoa Kỳ và các nước Đông Á là rất khác nhau. Có rất nhiều mâu thuẫn về các vấn đề khác của hợp tác kinh tế và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia khác trong khu vực", — ông nhấn mạnh.