Xin chuyển dến bạn đọc bài viết về ông của tờ "Luận chứng và sự kiện"(Nga) ngày 8/11/2017. Các ảnh và chú thích trong bài là của tác giả bài báo.
Sỹ quan MI6 (Tình báo Anh), làm việc cho Tình báo Xô Viết, bị bắt làm tù binh ở Bắc Triều Tiên, bị kết án 42 năm tù tại Anh. Trốn thoát sang Matxcova, giảng dạy tại Học viện Cơ quan tình báo đối ngoại Nga. Đấy không phải là một kịch bản phim Holywood nào đó — mà là mấy dòng tóm tắt tiểu sử của nhà tình báo Blake.
Cuốn " Tư bản"và những con hải sâm
George Behar (cũng là Homer, cũng George Blake, cũng Georgi Ivanovich Behler) sinh tại Rotterdam (Hà lan) ngày 11/11/1922. Mẹ của ông là người Hà Lan, còn cha- người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Do Thái.
Học tại Cairo (Ai Cập), sau đó tiếp tục theo học tại Paris, London. Bị Gestapo (Mật thám Đức Quốc xã) bắt nhưng trốn thoát. Năm 1943, chuyển đến Anh, thay tên đổi họ và trở thành George Blake. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Blake được nhận vào làm việc trong Cơ quan Tình báo Anh MI6.
Sau đó, anh được cử đến Cambrige nghiên cứu tiếng Nga để phục vụ cho hoạt động chống Liên Xô. Hoàn thành khóa học, Blake được phân công làm tổ trưởng tổ điệp báo dưới bình phong là phó lãnh sự (Anh) tại Triều Tiên với nhiệm vụ xây dựng lưới điệp báo Anh tại khu Primorsk của Liên Xô và tại Bắc Triều Tiên.
Ngày 25/6/1950, khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Blake bị đưa vào trại tập trung giam những người bị bắt giữ. Thú giải trí duy nhất của Blake trong trại tập trung là tập "Tư bản" đã sờn gáy của K. Marx bằng tiếng Nga.
Blake đọc quyển sách này để hoàn thiện vốn hiểu biết về ngôn ngữ Nga. Nhưng sau đó, những tư tưởng của Marx đã thuyết phục được anh. Sau này, Blake kể lại: "Tôi hiểu rất rõ là mình đang ở phía không có lẽ phải, và rằng nhất định phải làm một điều gì đó".
Ba năm trong trại tập trung Bắc Triều Tiên đã biến nhân viên tình báo Anh Blake thành một người cộng sản kiên định. Viên sỹ quan tình báo Xô Viết tuyển mộ tù nhân người Anh này là Nikolai Loenko, sỹ quan Cục MGB (Cục an ninh quốc gia-ND) vùng Primorsk- N.Loenko đã cung cấp đồ ăn lấy từ nhà ăn sỹ quan cho Blake. N. Loenko thường xuyên mang đến cho Blake không có chỉ cơm và thịt, mà còn cả món ăn Châu Á quen thuộc là hải sâm và món trai biển.
Tuy nhiên, không phải vì món xúp lạ mà viên sỹ quan MI6 này đầu hàng Tình báo Xô Viết. Theo chính N. Loenko thì ông không hề phải " làm công tác tuyên truyền về chính quyền Xô Viết" cho Blake. Ngay cả người Anh sau này cũng phải công nhận là Blake làm việc cho Tình báo Liên Xô hoàn toàn vì động cơ lý tưởng.
Vào tháng 4/1953, khi George về đến London, anh đã có mật danh của Cơ quan tình báo Xô Viết- Homer. Sau một thời gian thẩm vấn và một số cuộc trao đổi với đích thân Giám đốc MI6, Blake được nghỉ phép một thời gian ngắn, sau đó bắt tay vào công việc mới — giữ cương vị phó trưởng phòng một phòng bí mật chuyên nghe trộm các đường dây liên lạc của Liên Xô ở nước ngoài.
Chiến dịch "Tunnel"
Cơ quan tình báo Anh đã phát hiện đươc tại Viên một số đường dây cáp liên lạc Xô Viết chạy qua lãnh thổ các khu vực chiếm đóng của Pháp và Anh. Các đường cáp trên được Matxcova sử dụng để liên lạc với các đơn vị, cơ quan và sân bay trên lãnh thổ nước Áo.
Blake đã chuyển cho Tình báo Xô Viết danh mục các chiến dịch kỹ thuật của người Anh, trong đó có cả kế hoạch"Tunnel". MI6 giao cho Blake nhiệm vụ đích thân kiểm soát chiến dịch "Tunnel" này: — nội dung chiến dịch — người Anh bí mật đào một đường hầm và nối các thiết bị nghe trộm vào các cáp liên lạc Xô Viết. Nhưng Matxcova đã rất sẵn sàng cho kịch bản này do đã nhận được thông tin từ Blake từ trước.
Năm 1955, Blake nhận nhiệm vụ mới — đến hoạt động trong thành phần tổ điệp báo Anh tại Berlin. Tiến hành một chiến dịch tương tự chiến dịch "Tunnel" (Viên) tại Tây Berlin với mật danh "Zoloto" ("Vàng" —ND): đào đường ngầm dài 550 m và nối các thiết bị nghe trộm vào cáp liên lạc quân sự Liên Xô. Homer lại một lần nữa kịp đưa tin này về "Trung tâm"- kết qủa là những gì mà London nghe được không phải là các bí mật Xô Viết, mà toàn là các thông tin giả.
Trên thực tế, toàn bộ hoạt dộng của Tình báo Anh, và cả Tình báo Mỹ tại Đức đều nằm trong tầm kiểm soát của Tình báo Liên Xô. Blake đã chuyển về Matxcova một lượng thông tin rất lớn về các điệp viên MI6 được cơ quan này tuyển mộ tại Đông Âu.
Có quan điểm cho rằng Blake đã cung cấp cho Matxcova danh tính gần 400 gián điệp, điệp viên, "chuột chũi" Mỹ và Anh. Thực ra đây con số phóng đại có thể thấy rõ. Nhưng chắc chắn một điều, Trung tá GRU (Tình báo quốc phòng Liên Xô) Popov và Trung tướng Tình báo Đông Đức "Stasi" Bialek làm việc cho các cơ quan tình báo Phương Tây tuyển mộ đã bị bắt là do tin từ chính Homer.
Nhưng cuối cùng thì cũng đã đến lúc kết thúc trò chơi, và vào tháng 4/1956, để Blake không bị lộ, Bộ đội thông tin liên lạc Xô Viết đã "tình cờ" phát hiện đường hầm và các thiết bị kết nối với cáp liên lạc, và sau đó là một scandal ầm ỹ.
Chạy trốn khỏi nhà tù "Wormwood Scrubs"
Năm 1959, Blake bị sỹ quan tình báo Ba Lan đào tẩu M. Golenhevski phản bội. Năm 1961, ông bị kết án 42 năm tù. Có một số tờ báo khi đó viết rằng sở dĩ ông nhận án tù với con số "không bình thường như trên" là vì- toà án cứ tính mỗi một điệp viên bị chết (do Blake cung cấp thông tin cho Tình báo Xô Viết-ND), Blake nhận một năm tù.
Nguồn: baodatviet