Tháng trước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã làm lễ thượng cờ tàu tên lửa 382 và 383 thuộc lớp Molniya 1241.8, đưa số lượng chiến hạm loại này trong biên chế lên tới con số 8.
Ngoài 8 tàu Molniya 1241.8, Việt Nam còn vận hành 4 chiếc Molniya 1241.RE (hay còn gọi là Tarantul) khác, chúng được chuyển giao trong giai đoạn đầu những năm 2000.
So với Molniya 1241.8 thì Molniya 1241.RE có lượng giãn nước nhỏ cùng vũ khí đi kèm đơn sơ hơn rất nhiều.
Molniya 1241.RE chỉ có lượng giãn nước 480 tấn, vũ trang bằng 4 quả tên lửa hành trình chống hạm cận âm P-15 Termit ttầm bắn 80 km hay vì 16 quả Kh-35 Uran-E tầm bắn 130 km.
Hệ thống điện tử của tàu thiếu radar cảnh giới đường không Pozitiv-ME mà chỉ có radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal dẫn bắn cho tên lửa đối hạm cùng radar MR-123 Vympel kiểm soát bắn cho các loại pháo.
Sau khi hoàn thành dự án Molniya 1241.8, phía Nga cho biết đang đàm phán với Việt Nam về việc đóng mới 4 tàu tiếp theo dự kiến sẽ có cấu hình vũ khí mạnh hơn.
Như vậy nếu mọi việc tiến triển tốt đẹp thì sau vài năm nữa, Hải quân Việt Nam sẽ sở hữu tổng cộng tới 16 tàu tên lửa tấn công nhanh "Tia chớp".
Khi nắm trong tay 16 chiếc Molniya các phiên bản, Việt Nam sẽ chính thức vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia có hạm đội tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya đông đảo thứ hai thế giới.
Đứng đầu danh sách dĩ nhiên phải là Hải quân Nga, lực lượng này nắm trong tay tới 23 chiếc Molniya các phiên bản, trong đó đông đảo nhất là biến thể Molniya Dự án 1241.1MR được trang bị 4 tên lửa Moskit cùng 1 tàu Molniya 1241.1M chỉ được tích hợp 4 tên lửa P-15 Termit.
Tàu Molniya của Hải quân Nga mạnh hơn rất nhiều phiên bản dành cho xuất khẩu, ngoài tên lửa chống hạm siêu âm Moskit sở hữu tốc độ Mach 3 thì nó còn có cả radar điều khiển hỏa lực Mineral-M lẫn tổ hợp tên lửa — pháo phòng không Palma.
Chiếc Molniya cuối cùng của Hải quân Nga thuộc Dự án 1242.1, cấu hình của nó giống hệt Molniya 1241.8 của Việt Nam, được tạo ra chỉ nhằm mục đích thử nghiệm công nghệ.
Nguồn: baodatviet