Bất kể những lo ngại về giải pháp cho vấn đề Bắc Triều Tiên, mục đích chính của chuyến đi dài nhất mà Tổng thống Hoa Kỳ tiến hành đến Đông Á đã là thay đổi rõ rệt quan hệ kinh tế-thương mại của nước Mỹ đối với khu vực này. Và như vậy không phải chuyện tình cờ. Bởi trong số năm quốc gia mà Trump đến thăm thì với bốn nước Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại đáng kể. Với Việt Nam chẳng hạn, vào năm 2016, con số này đã lên đến 32 tỷ USD. Để giảm thâm hụt như vậy, Hoa Kỳ cần bán nhiều hàng hóa hơn cho Việt Nam. Mà một trong những sản phẩm đắt giá nhất là gì?— Vũ khí.
"Niềm hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền quốc gia với các quần đảo ở Biển Đông là rất mong manh, — nhà phân tích chính trị, GS-TSKH Vladimir Kolotov Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg nhận xét. Trong thời gian thăm Trung Quốc, Trump đã cố gây thiện cảm với Tập Cận Bình, ông quan tâm hơn hết đến tình trạng quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Còn chuyện Hoa Kỳ hành xử với các đối tác của mình như thế nào, thì có thể thấy qua ví dụ với Philippines — là đồng minh quân sự chính của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hiện giờ, Chính phủ Philippines đang tiến hành cuộc chiến khốc liệt chống khủng bố, và khi Manila kêu gọi Washington hỗ trợ về quân sự, thì nhận được lời từ chối. Sự giúp đỡ như vậy đã đến từ phía Nga. Những sự kiện gần đây cho thấy rằng trong nhiều trường hợp, chiến binh khủng bố trên thế giới được trang bị bằng vũ khí của phương Tây. Bọn khủng bố này sử dụng người Mỹ như là lực lượng phụ trợ để giải quyết những nhiệm vụ tinh vi của chúng ở tất cả các khu vực trên thế giới, nơi vẫn bảo lưu căng thẳng. Mới một vài năm trước đây Đông Nam Á còn là hòn đảo yên bình ở châu Á, đặc điểm quan trọng tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế nghiêm túc. Nhưng bây giờ các Chính phủ đang phải chống lại bọn khủng bố, từ Philippines cho đến Myanmar. Tại khu vực này đã bắt đầu thời kỳ bất ổn lâu dài, Hoa Kỳ ủng hộ việc mở rộng ranh giới khu vực bất ổn và tất nhiên hàm chứa trong đó là tăng khối lượng bán vũ khí. Có thể lưu ý rằng người Mỹ đã bán được vũ khí cho Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Tuy nhiên sự bất ổn ở khu vực không giảm xuống, trong chừng mực vấn đề an ninh ở Đông Á không phụ thuộc vào lượng vũ khí mua của Mỹ mà trái lại. Còn Liên bang Nga đang bẻ gẫy xương sống của khủng bố, như thực tế gần đây cho thấy ở Syria, nơi lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga đang chiến đấu hiệu quả chống lại IS*. Những người muốn triệt tiêu mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố thì mua vũ khí Nga. Còn những đối tượng bị thua và toan tính tham nhũng thì mua vũ khí Mỹ. Bên cạnh đó, đã có minh chứng rằng trong vũ khí phương Tây lắp đặt hệ thống theo dõi, và Iraq và Nam Tư là thí dụ thực tế rằng ai mua thứ vũ khí như vậy sẽ chịu sự điều khiển. Có thể nhớ lại rằng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Việt Nam DCCH được trang bị bằng vũ khí Nga còn Việt Nam Cộng Hòa dùng vũ khí Mỹ. Ai thắng kẻ nào thua thì chúng ta đều biết. Mỗi nước có lựa chọn của mình".
Qua thực tế kháng chiến người Việt Nam đã biết rằng vũ khí Mỹ thua kém về các đặc tính hơn là vũ khí tương tự của Liên Xô, ngoài ra lại đắt giá hơn nhiều. Quân đội Việt Nam chủ yếu trang bị bằng các loại vũ khí của Liên Xô và Nga, bộ đội Việt Nam có kinh nghiệm sử dụng, sửa chữa bảo dưỡng và thậm chí cải tiến ngay tại Việt Nam với đủ mọi chi tiết cần thiết. Giờ đây xúc tiến hiện đại hóa quân đội trong điều kiện mới với chủ trương đa phương hóa, Việt Nam cũng có thể mua lượng nhỏ vũ khí Mỹ hiện đại nhất. Nhưng chắc chắn nguồn cung cấp chính về vũ khí vẫn là từ Nga, người Việt Nam dành niềm tin cậy cho những vũ khí Nga đã được kiểm chứng về hiệu quả.
Nhà sử học và chuyên gia khoa học chính trị nổi tiếng của Việt Nam, GS-TSKH Vũ Minh Giang nêu nhận xét cho rằng việc mua vũ khí nói chung, hơn nữa là vũ khí Mỹ, với số lượng lớn sẽ không phải là ưu tiên trong chính sách của Việt Nam trong triển vọng gần. Bởi dồn dập mua sắm nhiều vũ khí sẽ rất tốn kém, nền kinh tế Việt Nam không chịu nổi cuộc chạy đua vũ trang như vậy, và đây không phải là phương cách tốt nhất để tăng cường bảo vệ an ninh của đất nước. Việt Nam nhìn thấy giải pháp cho vấn đề này trong sự phát triển hợp tác toàn diện với các cường quốc của châu Á-Thái Bình Dương — như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và Ấn Độ — cũng như trong con đường ngoại giao để ngăn chặn và hóa giải xung đột. Chuyến thăm của tàu sân bay Hoa Kỳ đến cảng Cam Ranh vào năm tới chỉ quan trọng ở ý nghĩa là chuyến thăm trước nay chưa từng có của tàu sân bay Mỹ và cần xem đó chủ yếu là một trong những biểu hiện của việc Việt Nam phát triển các liên hệ đa phương. Bởi hải cảng Cam Ranh nổi tiếng là một trong những vị trí đắc địa và thuận tiện nhất thế giới, đón tiếp tàu của các nước khác nhau vào ra, kể cả tàu Nga và Trung Quốc. Nhưng sự phát triển những liên hệ này không mâu thuẫn với nguyên tắc "ba không" trong đường lối chính trị quốc tế của Việt Nam mà một trong đó là không tham gia bất kỳ liên minh chống lại bên thứ ba.
*Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga