Chuyên gia Nga: Hoa Kỳ rơi bên lề sân khấu chính trị châu Á

© REUTERS / Jonathan ErnstDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Donald Trump cắt giảm chương trình ở thăm Philippines làm gia tăng nghi ngờ về khả năng của Mỹ ảnh hưởng đến tình hình trong khu vực này, bài bình luận trên tờ South China Morning Post nhận xét.

Tổng thống Trump không tham gia phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Manila bàn về các vấn đề thương mại và vấn đề Triều Tiên. Trong bài bình luận cho Sputnik, Phó Giám đốc Học viện các nước Á- Phi thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva Andrei Karneev viết:

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Liệu vũ khí Mỹ có trở lại Việt Nam?
Chuyến công du 12 ngày của Donald Trump tới châu Á, mà trong thời gian này Tổng thống Mỹ nhiều lần nhấn mạnh khả năng của ông đạt thành công trong các cuộc đàm phán và liên tục đề nghị giúp đỡ các bên giải quyết những bất đồng gay gắt nhất trong khu vực, đã gây ra cảm giác lẫn lộn ở các thủ đô châu Á. Đây là chuyến công du châu Á dài ngày nhất mà các vị tổng thống Mỹ đã thực hiện trong 25 năm qua. Tuy nhiên, có vẻ như chuyến đi này đã không mang lại kết quả mong muốn. Những hành vi thái quá của Trump và những dòng trạng thái Twitter rất sinh động là một chuyện, còn khả năng ảnh hưởng đến tình hình và đi sâu vào các vấn đề của khu vực là chuyện khác.

Các hành động của Donald Trump trong khu vực tương phản với chính sách của chính quyền tiền nhiệm, khi đó điều quan trọng đối với Hoa Kỳ là thường xuyên khẳng định các cam kết của Mỹ với các quốc gia đồng minh. Còn bây giờ Bắc Kinh đã giải quyết vấn đề triển khai THAAD ở Hàn Quốc trên những điều kiện có lợi cho Trung Quốc bất chấp sự phản đối của Mỹ. Đến nay chưa có nước nào thể hiện sự quan tâm lớn đến vai trò trung gian của Hoa Kỳ trong quá trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sau những tuyên bố của Donald Trump về nội dung này, Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng, các nước trong khu vực đều sẵn sàng và có đủ khả năng để giải quyết hợp lý tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Đồng thời, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, Bắc Kinh hy vọng rằng, các quốc gia nằm ngoài khu vực sẽ tôn trọng những nỗ lực nhằm duy trì hòa bình và ổn định. Như vậy, dù Donald Trump được tiếp đón rất nồng hậu ở Bắc Kinh, nhưng, phía Trung Quốc đã nói rõ rằng, họ không cần đến dịch vụ trung gian của Tổng thống Mỹ.

Hội nghị ASEAN - Sputnik Việt Nam
Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đặt cược vào Việt Nam để đối trọng Trung Quốc
Hiện nay có thể thấy rõ, Hoa Kỳ đã thua cuộc không chỉ trong lĩnh vực an ninh mà còn trong lĩnh vực kinh tế. Sau khi rút khỏi cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương — TPP, Hoa Kỳ không còn là một quốc gia đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tìm kiếm mô hình hội nhập trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện kinh tế trong khu vực, nhưng, những kỳ vọng vào việc thỏa thuận có thể được đạt dễ dàng hơn trong các cuộc đàm phán song phương chưa thành hiện thực. Quá trình thành lập các cơ chế đa phương vẫn tiếp tục. Thỏa thuận mới về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP-11) đang được thảo luận mà không có sự tham gia của Washington, và Trung Quốc đang thúc đẩy các sáng kiến ​​của họ  - cả "Một vành đai, một con đường" và "Đối tác kinh tế khu vực toàn diện" (RCEP). Dù các cuộc đàm phán về TPP-11 và RCEP còn lâu mới kết thúc, nhưng, quá trình đàm phán vẫn tiếp tục mà không cần sự tham gia của Mỹ. Các chuyên gia trong khu vực ghi nhận rằng, thái độ coi thường các tổ chức đa phương trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sự tự tin của ông Trump có thể dẫn đến kết quả — các nước trong khu vực sẽ chú ý đến sự hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn với Mỹ. Trong tương lai, chính sách của một số nước trong khu vực nhằm duy trì sự cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể mất ý nghĩa của nó, vì sự cân bằng sẽ chuyển dịch về phía Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала