Kế hoạch của Mỹ: một "cuộc cách mạng màu" ở Campuchia?

© REUTERS / Samrang PringCampuchia
Campuchia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quyết định của Tòa án Tối cao Campuchia đề nghị giải thể Đảng Cứu Quốc đã gây lo ngại ở Mỹ - người phát ngôn của Tổng thống Donald Trump, Sarah Sanders tuyên bố.

Theo bà,  phản ứng trước quyết định giải thế đảng đối lập đối với chính phủ Hun Sen, Hoa Kỳ sẽ thực hiện các bước cụ thể, bắt đầu với việc ngừng hỗ trợ Ủy ban Quốc gia Campuchia chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm 2018.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Đảng đối lập ở Campuchia sắp bị giải thể

Quan điểm này của chính quyền Mỹ có thể sẽ làm mất ổn định tình hình ở Campuchia và Đông Nam Á nói chung, — nhà khoa học chính trị Nga, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp St. Petersburg Vladimir Kolotov nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Liên quan đến Campuchia, — giáo sư nói, — Hoa Kỳ đang chơi trò chơi truyền thống của họ. Nếu bất kỳ quốc gia nào từ chối đi theo con đường mòn của họ, Washington sẽ có nhiều biện pháp hợp pháp và bất hợp pháp khác nhau để đáp ứng các mối quan tâm và yêu sách của Mỹ. Hoa Kỳ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc gây bất ổn, tổ chức cái gọi là "cuộc cách mạng màu" ở các quốc gia và khu vực trên thế giới. Hãy nhớ lại Nam Tư, Libya, Trung Đông… Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã phá vỡ mặt sau của nhà nước khủng bố IS ở Trung Đông, và bây giờ người Mỹ đưa những chỉ huy chiến trường và chiến binh tích cực nhất của mình tới Afghanistan và Pakistan, và từ đó — tới Đông Nam Á.

Ông Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Ông Hun Sen sợ gì và muốn gì?
Thật không may, tình hình ở Đông Nam Á đang ngày càng đáng báo động. Suốt mùa hè vừa rồi, quân đội Philippines đã phải chiến đấu với những chiến binh chiếm giữ thành phố Maravi. Trong trường hợp này, Mỹ đã từ chối giúp đỡ Philippines ngăn chặn cuộc nổi dậy, mà nước này cho tới thời gian gần đây chính là đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, và trên thực tế đó là cuộc xâm lăng từ bên ngoài, vì những kẻ khủng bố tại Marawi hành động dưới sự chỉ đạo của IS. Tình hình tại Myanmar cũng xấu đi vì những người tỵ nạn Rohingya, bị những kẻ phá hoại chuyên nghiệp được đào tạo ở Syria, Iraq, Pakistan và Afghanistan xâm nhập. Ở Myanmar, Hoa Kỳ, và phía sau họ là các nước phương Tây, đứng về phía những kẻ phá hoại, chứ không phải bên cạnh chính quyền hợp pháp. Vấn đề khủng bố cũng rất nghiêm trọng ở Thái Lan. Mặc dù chính quyền nước này vẫn kiểm soát được tình hình người tộc Rohingya tại đây, các cuộc tấn công khủng bố vẫn tiếp diễn ở các tỉnh phía Nam của đất nước, nơi có số đông người Mã Lai sinh sống.

Những nơi yên tĩnh nhất của vùng Đông Nam Á là Việt Nam, Lào, và một mức độ nào đó cho đến gần đây — Campuchia. Tuy nhiên, những thông tin mới nhất liên quan đến nước này, đưa ra một báo động,  vì đã trở thành rõ ràng việc Mỹ hỗ trợ các lực lượng phá hoại, cổ vũ cho việc phục hồi Campuchia trong biên giới của cựu đế quốc Angkor. Và điều này có nghĩa là cuộc chiến tranh trên ba mặt trận: với Thái Lan, Lào và Việt Nam. Tất nhiên, Campuchia đã và sẽ không thể có lực lượng và khả năng cho một cuộc phiêu lưu như vậy, nhưng kế hoạch phục hồi lại đế quốc "Đại Campuchia" sẽ gây mất ổn định nghiêm trọng đến tình hình trên bán đảo. Còn đối với Việt Nam,  sẽ làm mất tập trung nguồn lực của mình từ việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.  — Giáo sư Kolotov nói trong phần kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала