Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Foreign Policy: Tại sao lời nói của Trump lại gây ra lo ngại tại Việt Nam?

© Sputnik / Nikhail Klimentiev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Donald Trump tại Việt Nam
Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày chủ nhật 12 Tháng Mười Một vừa qua, trong chuyến thăm chính thức của ông tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, "Nếu tôi có thể giúp được như một người hòa giải hoặc trọng tài , xin vui lòng cho tôi biết ... Tôi là một trung gian hòa giải hay trọng tài rất tốt".

Trump có ý gì khi ông đề nghị đảm nhận vai trò của một "trung gian" trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam? Theo tác giả Bill Hayton, tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ đã làm nảy sinh nỗi lo ngại tại Việt Nam trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy (Chính sách đối ngoại).

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Forbes: Việt Nam là nước thành công nhất khi đón Tổng thống Donald Trump
Tuyên bố của ông Trump đã làm gia tăng nỗi lo ngại ở Việt Nam rằng nước này có thể trở thành đồng xu để mặc cả trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những lo ngại này chỉ ít hơn chút đỉnh những nghi ngờ Hoa Kỳ có thể âm mưu lật đổ Đảng Cộng sản ở Hà Nội.

"Việt Nam sẽ chấp nhận lời đề nghị (của Trump), nhưng Bắc Kinh thích sử dụng các cơ chế song phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông", —  Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế Trường  Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Trung cho biết.

Bắc Kinh chưa bao giờ chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Theo ý kiến của ông Trung, Trung Quốc sẽ không ủng hộ sáng kiến ​​của Trump trừ khi ông thừa nhận  yêu sách của Bắc Kinh đối với các lãnh thổ ở vùng Biển Đông là công bằng.

Thoạt nhìn, đề xuất làm "trung gian" của ông Trump trong các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia khu vực khác rất không bình thường. Trung Quốc không tin rằng Hoa Kỳ có thể đứng ở vị trí trung lập và có thể làm trung gian trong các cuộc đàm phán. Tại một hội nghị tại thành phố Trung Quốc Haikou, diễn ra vào ngày 9 tháng Mười một, Chủ tịch Viện Nghiên cứu biển Đông Wu Shikun nói tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông "vẫn không được giải quyết", và Trung Quốc "hóa ra đứng trước sự can thiệp của các cường quốc lớn bên ngoài lớn, như Mỹ và Nhật Bản. "

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Liệu vũ khí Mỹ có trở lại Việt Nam?
Ông Trump không phải là đại diện cao cấp đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ đã đề nghị vai trò hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng đã dự định làm việc này  vào năm 2010. Tuy nhiên, điều này đã không dẫn đến bất cứ kết quả nào.

Nỗi lo ngại cũng có thể  do Washington và Bắc Kinh sẽ có những thỏa thuận trao đổi riêng của họ. Mọi người đều biết rằng ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trump ở châu Á là phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Tại Hà Nội, người ta có thể thắc mắc về giá cả mà Bắc Kinh có thể yêu cầu từ Washington trong việc tăng áp lực lên Bình Nhưỡng. Có thể cái vẫy nhẹ tay ở Hà Nội lại trở thành một trả giá cho sự gia tăng áp lực trừng phạt Bắc Triều Tiên? Các chính phủ Đông Nam Á nghi ngờ rằng chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Dương —Thái Bình Dương có thể trở thành một cuộc biểu dương "Nghệ thuật giao dịch" trên lưng của họ.

Mặt khác, trong tuyên bố của Trump cũng có những điểm thuận lợi cho Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về hợp tác kinh tế Châu Á — Thái Bình Dương vào ngày 10 tháng 11, Tổng thống Mỹ nói:

"Người Mỹ, cũng như bất kỳ quốc gia nào đã giành được chủ quyền và phải bảo vệ chủ quyền, chúng tôi hiểu rằng, không có gì quý hơn quyền được ra đời, quyền độc lập và quyền tự do."

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Chính sách của Mỹ về Biển Đông dưới thời Tổng thống Donald Trump có gì khác?
Ông Trump có thể không nhận ra rằng bài phát biểu của ông đã nhắc lại lời của Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh ngày 17 tháng Bảy năm 1966 đã nói: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do."

Sự liên tục trong quan hệ trước đây có thể được nhìn thấy trong lĩnh vực quân sự. Trong một tuyên bố chung,  ông Trump và ông Quang cho biết chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2018. Việt Nam sẽ tiếp tục hoan nghênh đón các tàu chiến Mỹ.

Việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông phải được sự chấp thuận của các quốc gia Đông Nam Á, vì họ tin rằng các tàu chiến Mỹ có thể cân bằng tình thế ở Biển Đông. Trung Quốc, ngược lại, tin rằng việc các lực lượng Mỹ rút đi sẽ làm cho khu vực đạt được sự "yên bình". Các nước như Việt Nam hiểu rất rõ những gì sau chữ "yên bình" là như thế nào.

Những tuyên bố của ông Trump về hòa giải trong các vụ tranh chấp lãnh thổ có thể chỉ gây thêm phiền nhiễu và xáo trộn, chứ không phải trấn an. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ sẽ mất thời gian để giảm thiểu ấn tượng tiêu cực từ ông Trump. Họ có thể đưa ra những tuyên bố tương tự như Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đã nói rằng Hoa Kỳ không công nhận quyền truy cập của Trung Quốc đến bảy hòn đảo nhân tạo, mà họ đã xây dựng ở Biển Đông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала