Với hội nghị thượng đỉnh tại Đà Nẵng, Việt Nam đã tăng cường củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế, chủ yếu bằng cách chứng tỏ khả năng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo hai cường quốc Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của Việt Nam. Hà Nội, với sự hài lòng có thể đặt cho mình điểm số cao nhất đối với công việc đã hoàn thành.
Nhưng đối với chính diễn đàn APEC, thì tình hình không hẳn tốt như vậy. Trước mắt của những thành viên tham gia diễn đàn lộ rõ mong muốn vượt ra ngoài khuôn khổ của nó. Phái đoàn Mỹ đã phát biểu tại Đà Nẵng về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, bằng cách đó thể hiện mong muốn mở rộng phạm vi hợp tác khu vực, trước hết là hướng đến Ấn Độ, quốc gia không có trong thành phần APEC hiện nay. Xu hướng này tiếp tục tại Manila tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nơi có sự tham dự của các quan chức cấp cao đến từ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản trong cuộc gặp gỡ tại sự kiện. Có tin đồn rằng bộ tứ Ấn Độ-Thái Bình Dương mới sẽ gặp nhau ở cấp cao nhất trong năm tới.
Đại diện của 11 quốc gia thuộc quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương — Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Peru, Mexico, New Zealand, Singapore, Việt Nam đã tổ chức cuộc họp riêng biệt ở bên lề diễn đàn ở Đà Nẵng. Trái với quyết định của Tổng thống Trump rút khỏi TPP, họ đã đồng ý thành lập " Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương".
Cũng tại Đà Nẵng đã vang lên lời kêu gọi ký kết nhanh chóng thỏa thuận thành lập một Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (viết tắt tiếng Anh — RCEP). Theo kế hoạch, tổ chức này sẽ bao gồm 10 nước ASEAN và sáu quốc gia có hiệp định với hiệp hội các khu vực mậu dịch tự do: Úc, New Zealand, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Như thế, đại diện của đa số các thành viên APEC giải quyết các vấn đề tương tác ở Đà Nẵng không nằm trong khuôn khổ APEC, mà trong các tổ chức khu vực mới. Thật kỳ lạ, phải không? Có lẽ điều này là do hiệu quả hoạt động của APEC không lớn. Mục tiêu — để tạo ra một khu thương mại tự do thông thương trong khu vực đã được lên kế hoạch từ năm 1994, mà kết quả theo hướng này không cảm thấy rõ ràng.
Điện Kremlin luôn đánh giá cao các hội nghị thượng đỉnh APEC vì khả năng đưa ra nhiều cơ hội giao tiếp với các đối tác nước ngoài quan trọng nhất đối với Nga trên cơ sở diễn đàn. Nhưng sau cuộc gặp gỡ vụng về trên "đôi chân" ở Việt Nam giữa V.V. Putin và D. Trump, mà nhiều người Nga đã đánh giá như là một sự sỉ nhục đối với Nga từ phía Mỹ, chắc gì ai đó sẽ muốn tới hội nghị thượng đỉnh APEC mới vì những cuộc họp khó hiểu nào đó. Đối với quan hệ kinh doanh với Nga, thì tốt hơn hết những tiếp xúc này được thiết lập không phải ở các địa điểm của APEC, mà chính tại Diễn đàn Kinh tế Đông, được tổ chức hàng năm tại Vladivostok.
Đối với APEC, đang bắt đầu những thời điểm khó khăn. Và thật khó tưởng tượng rằng các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia sẽ bay tới hội nghị thượng đỉnh tương lai ở Papua New Guinea. Những kinh nghiệm tuyệt vời của Việt Nam khó có thể giúp đỡ được nhiều ở đấy.