Ông Bruno Angelet đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã tích cực chỉ đạo các bộ ngành trong Ủy ban hỗn hợp Việt Nam — EU chuẩn bị các bước cần thiết để triển khai các thỏa thuận của Hiệp định thương mại tự do EU — Việt Nam (EVFTA) trong năm 2018. Việc hai bên ký kết Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) sẽ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc ký kết, phê chuẩn EVFTA và phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, EVFTA cần hướng tới cân bằng lợi ích của hai bên, tôn trọng các điều khoản mà EU và Việt Nam đã đạt được tại EVFTA và đề nghị hai bên phối hợp thúc đẩy việc ký và phê chuẩn Hiệp định trong nửa đầu năm 2018. Phó Thủ tướng cũng bày tỏ đáng tiếc khi EU đã ban hành "thẻ vàng" — cảnh báo việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo đối với thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tạo ra môi trường phức tạp hơn khi hai bên đang đẩy mạnh hợp tác thương mại — đầu tư.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, EVFTA cần hướng tới cân bằng lợi ích của hai bên, tôn trọng các điều khoản mà EU và Việt Nam đã đạt được tại EVFTA và đề nghị hai bên phối hợp thúc đẩy việc ký và phê chuẩn Hiệp định trong nửa đầu năm 2018. Phó Thủ tướng cũng bày tỏ đáng tiếc khi EU đã ban hành "thẻ vàng" — cảnh báo việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo đối với thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tạo ra môi trường phức tạp hơn khi hai bên đang đẩy mạnh hợp tác thương mại — đầu tư.
Việt Nam đánh giá cao khuyến nghị của EU nhằm hỗ trợ Việt Nam xử lý các vấn đề về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo. Các khuyến nghị phù hợp với chủ trương của Việt Nam là thực hiện chính sách nghề cá bền vững; phòng, chống tiến tới chấm dứt các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp. Các cơ quan của Việt Nam đã và đang nỗ lực tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý, ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng này. Phó Thủ tướng mong muốn EU sớm rút "thẻ vàng" để không tạo lo lắng cho ngư dân Việt Nam và ảnh hưởng tới việc hai bên ký EVFTA trong thời gian tới.
Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi 8 cơ quan gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ KH-ĐT, Bộ TT-TT và Bộ Công thương cùng UBND các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa — Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau và Kiên Giang xin góp ý về dự thảo chỉ thị của Thủ tướng về việc khắc phục việc Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo bằng "thẻ vàng" đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam do có những vi phạm về nguồn gốc khai thác.
Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi 8 cơ quan gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ KH-ĐT, Bộ TT-TT và Bộ Công thương cùng UBND các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa — Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau và Kiên Giang xin góp ý về dự thảo chỉ thị của Thủ tướng về việc khắc phục việc Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo bằng "thẻ vàng" đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam do có những vi phạm về nguồn gốc khai thác.
Để chủ động ứng phó và tìm giải pháp cho vấn đề quan trọng này, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi 7 bộ cùng Bộ NN-PTNT có ý kiến góp ý cho dự thảo chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của EC về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.Theo dự thảo gửi các bộ đóng góp ý kiến, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ chủ động ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Những nhiệm vụ quan trọng như ban hành kế hoạch hành động với các biện pháp thực thi quyết liệt để sớm thoát ra khỏi tình trạng "thẻ vàng" về hải sản; tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản trên các vùng biển phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi hải sản.
Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới, đưa tàu cá và ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Thanh tra, kiểm tra công tác chứng nhận nguồn gốc hai sản khai thác tại các địa phương và nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu vào Việt Nam để tái xuất sang EU hoặc Mỹ và các nước có quy định nghiêm ngặt về khai thác IUU. Xây dựng phương án tổng thể về đàm phán với EC trình Chính phủ phê duyệt trong quý 4-2017 nhằm sớm gỡ bỏ biện pháp áp dụng "thẻ vàng" trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — EU dự kiến sẽ được Quốc hội EU thông qua vào đầu 2018.
Nguồn: Báo SGGP