Tất nhiên,vào tuần này chủ đề chính về Việt Nam trên báo chí nước ngoài là vụ ông Trịnh Xuân Thanh, mà theo các nhà chức trách Đức, doanh nhân Việt Nam đã bị các nhân viên tình báo Việt Nam bắt cóc tại Berlin rồi đưa về nước. Báo chí Đức có tiếng nói phản đối mạnh mẽ nhất. Còn tờ Asia Times nhấn mạnh rằng, vụ việc này có thể có một tác động tiêu cực đến mối quan hệ của Việt Nam với Đức, mà nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu. Ngoài ra, Đức là một trong những nước có ảnh hưởng lớn nhất tại EU và có thể gây ảnh hưởng đến các nước láng giềng trong việc phê chuẩn FTA giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Hà Nội chỉ có thể kỳ vọng vào EVFTA để gia tăng đáng kể xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang Đức sau khi bị buộc tội gây thiệt hại cho nhà nước ở mức 150 triệu USD ở cương vị tổng giám đốc công ty nhà nước Petro Vietnam Construction Copporation. Tạp chí Forbes viết về những nhân vật cấp cao khác trong chính trường và nền kinh tế Việt Nam đã bị trừng phạt vì tham nhũng trong mấy tháng gần đây. Một số chuyên gia phương Tây coi đây là một chiến dịch chống những người gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo một quan điểm khác, trong khi tăng cường cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chính phủ tìm cách đánh lạc hướng chú ý dư luận khỏi các vấn đề kinh tế và thảm họa môi trường quy mô lớn.
Sau 50 năm, Mỹ đang thay đổi thái độ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Tờ New York Post kể về một cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam đã được trao Huân chương Danh dự. Ông đã được đề cử nhận Huân chương dưới thời Tổng thống Obama và là người đầu tiên nhận Huân chương Danh dự từ tay Tổng thống Donald Trump. Tờ báo viết: "Cả hai vị Tổng thống đều đồng ý rằng, cựu chiến binh 71 tuổi, huấn luyện viên và giáo viên, một người khiêm tốn từ bang Michigan, xứng đáng với Huân chương Danh dự được gọi là Danh dự Bội tinh vì những hành động anh dũng gần 50 năm trước đây. Khi đó ngay cả Quốc hội Mỹ đã quay lưng với cuộc chiến đó. Hãy thực hiện bước đi tiếp theo để vinh danh sự dũng cảm, hy sinh thân mình của những người đã phục vụ và qua đời tại Việt Nam, mà theo lời nói của Tổng thống Reagan - vì sự nghiệp cao cả ". Bằng cách này những hành vi giết người và tàn phá thiên nhiên đang trở thành "sự nghiệp cao cả".
Trong phần cuối chúng tôi muốn nói vài lời về ngành du lịch. Việt Nam phải làm thế nào để đuổi kịp Thái Lan, nước dẫn đầu về du lịch trong khu vực Đông Nam Á? Câu trả lời trong bài viết trên cổng thông tin du lịch 9Etherewhere . Trong bài nói về sự phát triển của cơ sở hạ tầng, về dịch vụ khách sạn giá rẻ mà duy trì chất lượng, nâng cao mức độ du lịch dịch vụ và nhân viên thân thiện, cũng như về sự phát triển của các mạng xã hội.