Với tầm bắn 300 km của BrahMos-A cộng thêm tầm bay 1.500 km của Su-30MKI, bộ đôi này đủ khả năng ngăn chặn từ xa một cuộc tấn công của cả binh đoàn tàu chiến đối phương.
Nhờ trần bay cao của Su-30MKI khiến giới hạn đường chân trời sóng vô tuyến điện từ bị xóa bỏ, chiếc chiến đấu cơ này có thể phóng BrahMos-A từ ngoài tầm phòng không của những chiến hạm tối tân nhất.
Tốc độ cực nhanh lên tới Mach 3, bay cách mặt biển chỉ 10 m khi bước vào giai đoạn công kích, đầu đạn nổ giữ chậm trọng lượng lớn… BrahMos-A chính là át chủ bài của Ấn Độ nếu nổ ra chiến tranh trên biển.
Sơ đồ phân bổ vũ khí theo hạn mức giá treo của tiêm kích Su-30MK2 pic.twitter.com/Bm4GU6Y2qh
— Le Anh Minh (@anhminhle7) 24 ноября 2017 г.
Ngoài đáp ứng yêu cầu của Hải quân Ấn Độ, theo đánh giá của nhiều nhà phân tích quân sự thì loại vũ khí này còn có tiềm năng xuất khẩu cao, đặc biệt là đối với một vài đối tác ở tầm chiến lược của New Delhi, trong danh sách đó dĩ nhiên là có cả Việt Nam.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 có sức tải vũ khí tối đa là 8 tấn, tuy nhiên số bom đạn phải yêu cầu dàn đều trên các giá treo, lớn nhất là 3 mấu cứng hạng nặng chính giữa thân và trong cùng của đôi cánh, chịu được tải trọng của bom KAB-1500KR nặng 1,5 tấn.
Trong khi đó trọng lượng của BrahMos-A lại lên tới 2,5 tấn, vượt quá giới hạn của giá treo lắp cho Su-30MK2, khiến chiếc tiêm kích này không thể mang BrahMos-A.
Nếu Việt Nam vẫn muốn sở hữu phiên bản không đối hạm của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos thì chúng ta bắt buộc phải chờ đến khi bản BrahMos-M (BrahMos Mini) hoàn thiện.
Trọng lượng của BrahMos-M theo công bố của nhà sản xuất vừa đúng 1.500 kg, tức là hoàn toàn tương thích với Su-30MK2 mà không đòi hỏi phải nâng cấp khung thân, chiến đấu cơ loại này sẽ mang được tới 3 quả BrahMos-M thay vì chỉ 1 như BrahMos-A.
Hy vọng rằng thành công của lần phóng thử BrahMos-A vừa diễn ra chính là chất xúc tác để công việc nghiên cứu chế tạo BrahMos-M sớm hoàn thành.
Nguồn: Báo Đất Việt