Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam: Câu hỏi khó về nguồn gốc tài sản bất minh

© Ảnh : ZingBiệt phủ Yên Bái
Biệt phủ Yên Bái - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vì sao không truy nguyên nguồn gốc tài sản để tịch thu những tài sản không được giải trình hợp lý? Đây là câu hỏi rất lớn và cũng rất khó khăn cho việc đưa ra phương án giải quyết.

Đại biểu Quốc hội Trương Quang Nghĩa phát biểu trên Hội trường - Sputnik Việt Nam
Từ biệt phủ, tài sản khủng của quan chức bàn về kiểm soát thu nhập
Hãy lấy ví dụ cụ thể, một công chức có biệt thự lớn. Nếu căn cứ vào thu nhập từ lương, so mới mặt bằng lương hiện nay, sẽ thấy đó là điều khó chấp nhận. Nhưng nếu dò lại cả quá trình, từ khi công chức đó đi học nước ngoài vào những năm 90, sau khi về nước đã dùng khoản tiền hoặc do lao động thêm hoặc do tiết kiệm từ học bổng mua đồ về Việt Nam bán lấy tiền mua đất. Sau 20 năm mảnh đất đó trở thành một tài sản có giá trị. Hoặc người khác, từ một căn nhà cấp 4 được phân phối từ thời bao cấp, qua biến động của thị trường, có thể sẽ trở thành một tài sản lớn, thậm chí rất lớn.

Vì vậy việc yêu cầu giải trình một cách hợp lý nguồn gốc tài sản là điều có thể. Nhưng việc buộc họ phải chứng minh tính hợp pháp của tài sản, để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý đối với khối tài sản thì không đơn giản. Thêm nữa, theo quy định của pháp luật, người có tài sản không có trách nhiệm chứng minh tính hợp của tài sản của mình, mà chính các cơ quan nhà nước phải chứng minh tài sản đó có nguồn gốc bất hợp pháp nếu muốn tịch thu.

Có thể thấy, mọi vấn đề đụng chạm đến quyền cá nhân đều phải tuân thủ trật tự tư pháp. Sự kiểm soát của cơ quan quản lý qua công tác thanh tra, kiểm tra cũng chỉ có thể thực hiện đối với trách nhiệm của công chức trong việc kê khai tài sản. Vụ thanh tra biệt phủ Yên Bái vừa qua là một minh chứng thực tế.

Trong nhiều trường hợp, giải trình của người có tài sản nếu không thuyết phục (do buôn chổi đót, chạy xe ôm, nuôi lợn, gà….) thì cũng chỉ là lý do để cơ quan nhà nước tiếp tục xem xét, làm rõ để tìm ra mối quan hệ của tài sản với các hành vi tham nhũng, từ đó mới có thể đi đến kết luận cuối cùng và quyết định tài sản đó có thể bị tịch thu hay không. Cần nhớ rằng, Quốc hội, sau khi thảo luận, cân nhắc rất kỹ đã chưa chấp nhận tội danh làm giàu bất chính trong lần sửa đổi Bộ Luật Hình sự vừa qua, mặc dù Điều 20 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng có khuyến nghị, một số nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc đã có quy định về tội danh này.

Như vậy, giải pháp tốt nhất là kiểm soát chặt chẽ hoạt động thực thi quyền lực để ngăn chặn sự lợi dụng quyền lực để vụ lợi, chiếm đoạt tài sản trước khi nó vào túi kẻ tham. Bởi một khi nó đã trở thành tài sản cá nhân thì việc tịch thu hay thu hồi chỉ có thể thực hiện bằng con đường tư pháp, luôn hết sức khó khăn và phức tạp.

Quyền tiếp cận của xã hội đối với thông tin về tài sản công chức

Lâm Đồng, Đà Lạt, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam lại có nhiều biệt phủ đến thế?
Một trong những kênh kiểm soát quyền lực nói chung và tài sản của công chức nói riêng chính là từ phía xã hội trong đó báo chí và người dân là lực lượng chủ yếu. 

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rất sâu sắc về việc phát huy vai trò của người dân và xã hội trong cuộc chiến khó khăn này. Tại Kết luận 21 ngày 25/5/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 đã yêu cầu công khai bản kê khai tài sản của công chức tại nơi cư trú và nơi làm việc. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta mới chỉ làm được một phần nhỏ, tức là chỉ công khai tại nơi làm việc với yêu cầu là mọi người trong cơ quan, tổ chức đơn vị biết như quy định tại Nghị định 78/NĐ/CP.

Chúng ta chưa thực hiện được việc công khai rộng rãi hơn vì hai nguyên nhân chủ yếu sau:

Với số lượng bản kê khai tài sản quá lớn như hiện nay, việc công khai tại nơi cứ trú là điều không hề đơn giản. Công khai ở đâu? Hình thức như thế nào? Ai là người thực hiện? Chi phí là bao nhiêu để công khai hơn một triệu bản kê khai?…

Và, sự lo ngại về bảo đảm an toàn cho người có tài sản cả về tinh thần và vật chất. Việc bất kỳ một người nào đó biết được tài sản công chức đều có thể dẫn đến nguy cơ sử dụng thông tin đó với dụng ý xấu hay hành động bất minh. Chẳng hạn kẻ xấu sẽ đưa thông tin không đầy đủ, mập mờ gây nghi ngờ trong dư luận về sự thiếu liêm chính của người có tài sản, hoặc tệ hơn là thực hiện hay tổ chức thực hiện các hành vi phi pháp để chiếm đoạt tài sản đó. Đây là lo ngại có cơ sở trong điều kiện an trật tự an toàn xã hội ở nước ta chưa được bảo đảm. 

Vừa qua, Thường trực Ban Bí thư đã ban hành Quyết định số 99/QĐ/TW ngày 3/10/2017 Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó một lần nữa nhấn mạnh những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết qua "bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người kê khai theo quy định của pháp luật". Đây là yêu cầu cần được thể chế hóa trong Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi nhằm bảo đảm sự tiếp cận của xã hội đối với thông tin về tài sản của công chức nói chung, đặc biệt là công chức lãnh đạo, quản lý, đồng thời bảo đảm an toàn cho người kê khai. 

Biệt phủ hoành tráng nghi của nguyên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước - Sputnik Việt Nam
"Ái nữ" 22 tuổi của nguyên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đứng tên "biệt phủ"
Định hướng chung về giải pháp cho vấn đề này là thực hiện quyền tiếp cận của công dân đối với thông tin về tài sản của cán bộ công chức nhưng có sự kiểm soát việc sử dụng thông tin đó, được thực hiện bởi một cơ quan có tính chất chuyên trách.

Cơ quan thực hiện kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ

Tuy nhiện, việc kiểm soát tài sản thu nhập hiện nay vẫn thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu đầu mối chịu trách nhiệm chính.

Tình trạng phổ biến là người có trách nhiệm nhận bản kê khai (thường là một cán bộ trẻ trong đơn vị quản lý cán bộ) không có thời gian và cũng không đủ chuyên môn để có thể đọc, đánh giá và phát hiện những điều bất hợp lý trong các bản kê khai.

Số lượng bản kê khai quá nhiều. Việc tiến hành xác minh quá phức tạp dẫn đến số bản kê khai được xác minh là rất ít (cần phải có căn cứ theo luật định, có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, có quyết định xác minh rồi xác định cơ quan tiến hành xác minh…).

Thêm nữa, xác minh tài sản của một cá nhân thường không đơn giản, đòi hỏi người xác minh phải có nghiệp vụ, thậm chí là các biện pháp nghiệp vụ điều tra, thu thập thông tin bí mật… Điều này chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có một cơ quan hay đơn vị chuyên trách, từ việc tiếp nhận và rà soát bản kê khai đến việc thẩm tra xác minh trong mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan đến quản lý các loại tài sản, thu nhập (thuế, đăng ký bất động sản).

Ngoài ra, cơ quan này phải có quyền chủ động đánh giá và tiến hành xác minh khi có nghi ngờ về tính trung thực trong các bản kê khai và khi cần thiết đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc. Đồng thời, cơ quan này cũng là nơi mà người dân có thể tiếp cận thông tin về tài sản công chức một cách có kiểm soát và nơi người dân phản ánh về sự bất bình thường về tài sản của công chức để giúp cơ quan nhà nước phát hiện ra những sự thiếu minh bạch trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập của công chức.

TS. Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra.

Phải dựa vào dân mới xử lý được mâu thuẫn nội bộ

Diện tích khuôn viên căn biệt phủ khoảng 7.000m2, mặt tiền hướng ra bờ sông Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Hai biệt phủ của “quan lớn” về hưu gây xôn xao dư luận (Ảnh)
Vừa rồi, khi bàn về Luật Phòng, chống tham nhũng, nhiều Đại biểu Quốc hội dẫn câu chuyện nhiều sinh viên tốt nghiệp khá giỏi trở lên nhưng không xin được việc. Tại sao họ không xin được việc? Vì bản thân những sinh viên đó thích vào cơ quan nhà nước. Tôi đã từng đi nhiều nơi, tiếp xúc với người dân ở nhiều địa phương, họ đều nói muốn xin việc cơ quan nhà nước thì phải có tiền mà phải là tiền nặng chứ không phải tiền nhẹ. Có vị Đại biểu Quốc hội gọi đây là tham nhũng vặt, nhưng tôi nghĩ tham nhũng vặt là ở bến xe, bến tàu…. Còn định giá xếp chỗ vào các cơ quan nhà nước thì sao gọi là vặt được.

Luật Phòng chống tham nhũng của chúng ta đã bàn thảo hơn chục năm nay. Quyết tâm phòng chống tham nhũng cũng thống nhất cao từ trên xuống dưới. Nhưng vì sao việc tố cáo tham nhũng vẫn chưa phát huy tác dụng như chúng ta kỳ vọng? Theo tôi là vì quy định khi tố cáo tham nhũng phải làm đơn xin, tức là xin xỏ. Người ta tố cáo tham nhũng chứ có xin xỏ gì đâu nên việc bỏ đơn xin tố cáo là đúng.

Vừa rồi tướng Sùng Thìn Cò phát biểu trước QH rằng: "Không liêm khiết thì làm sao chống tham nhũng". Đây là một phát biểu rất đúng! Vì một khi "tay đã nhũng chàm thì làm sao gột cho sạch, sao nói thẳng thắn được". Trong xử lý tham nhũng, không cần phải tử hình, tù chung thân mà điều quan trọng hơn cả là thu lại được bao nhiêu số tài sản nhờ tham nhũng mà có. Ví dụ, nếu tham nhũng 1 triệu mà trả được 800 ngàn thì đó là thành công rồi chứ tử hình, nhốt chung thân cũng chẳng nghĩa lý gì khi mà có những kẻ tham nhũng tư duy "hy sinh đời bố, củng cố đời con".

Nhìn lại lịch sử dân tộc từ trước tới giờ sẽ thấy cuộc chiến nào dựa vào dân cũng sẽ dành được thắng lợi. Trong kháng chiến chống ngoại xâm, trong kháng chiến chống Pháp — Mỹ hay như cải cách kinh tế, chúng ta đều phải dựa vào dân.

Cuộc chiến chống tham nhũng không phải là mâu thuẫn đối kháng mà mâu thuẫn trong nội bộ. Cuộc đấu tranh này đã kéo dài, dai dẳng và rất phức tạp. Cho nên phải dựa vào dân và tạo động lực để người dân nhiệt tình tham gia tố cáo các hành vi tham nhũng thì mới có thể phòng, chống được.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân

Nguồn: VNN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала