Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp Ban chấp hành IOC ở Lausanne (Thụy Sỹ).
IOC đưa ra quyết định trên dựa trên kết quả làm việc của hai ủy ban, một trong số đó do Denis Oswald dẫn đầu đã kiểm tra lại các mẫu thử doping của vận động viên Nga tại Thế vận hội Sochi 2014. Theo kết quả, Nga bị tước 11 giải thưởng và mất vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng của giải. Ủy ban thứ hai do cựu Tổng thống Thụy Sĩ Samuel Schmid dẫn đầu đã kiểm tra thông tin về việc can thiệp của nhà nước vào hệ thống chống Doping của Nga. Cả hai ủy ban bắt đầu làm việc sau cuộc điều tra của WADA dưới sự lãnh đạo của Richard McLaren về việc tráo đổi các mẫu doping của vận động viên Nga với sự tham gia của FSB.
Phía Nga khẳng định tất cả các vận động viên không dùng doping có quyền tham gia Đại hội Olympic. Vào tháng 10, Vladimir Putin đã gọi việc có thể cấm Nga tham gia, cũng như cho phép các vận động viênthi đấu dưới một lá cờ trung lập, là sự sỉ nhục đối với đất nước.
Năm 1920, tại Olympic Antwerp (Bỉ), vì lý do chính trị, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đình chỉ thi đấu đội tuyển một số quốc gia như Đức, Áo, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria vì đã gây ra cuộc Thế chiến thứ nhất. Ngoài ra, Ban tổ chức không mời các vận động viên từ Liên Xô vì tẩy chính quyền Xô Viết.
Năm 1924, tại Thế vận hội mùa hè (Paris, Pháp), đội tuyển Đức và Liên Xô lại không được mời tham dự.
Năm 1948, tại Thế vận hội mùa hè (London, Anh), đội tuyển Đức và Nhật Bản — các nước gây xung đột thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ Hai không được phép tham gia.
Tại Thế vận hội Olympic mùa hè tổ chức năm 1964 tại Tokyo (Nhật Bản), Nam Phi bị cấm tham gia vì tệ phân biệt chủng tộc trong nước. Chỉ đến năm 1992, nước này mới được trở lại sân vận động Olympic. Ngoài Nam Phi, đội Indonesia cũng bị loại khỏi Thế vận hội năm 1964. Nước này phải trả giá cho việc loại đội tuyển quốc gia của Israel và Đài Loan khỏi Asian Games năm 1962.
Tại Thế vận hội Olympic mùa đông được tổ chức năm 2014 ở Sochi (LB Nga), đội tuyển Ấn Độ bị cấm thi đấu, nhưng Ủy ban Olympic quốc tế cho phép ba vận động viên của nước này tham gia độc lập dưới lá cờ Olympic. Ủy ban Olympic quốc tế cũng tạm thời loại bỏ Ủy ban Olympic quốc gia của Ấn Độ trong tháng 12 năm 2012, vì một số ủy viên ban lãnh đạo của tổ chức bị tình nghi tham nhũng.
Tại Thế vận hội mùa hè năm 2016 ở Rio de Janeiro (Brazil), các vận động viên Kuwait thi đấu dưới lá cờ Olympic, vì Ban chấp hành IOC trong tháng 10 2015 đã loại Ủy ban Olympic Quốc gia Kuwait "để bảo vệ phong trào Olympic tại Kuwait khỏi sự can thiệp quá mức của chính phủ" và cấm các vận động viên nước này tham gia vào cuộc thi quốc tế.