Cụ thể, đạn rocket của PHL-03 có trọng lượng 800 kg, mang theo đầu đạn nặng 280 kg (có thể là đạn nổ mảnh, đạn tự dẫn chống tăng, đạn chùm, đạn rải mìn…) với tầm bắn lớn nhất lên tới 150 km (BM-30 Smerch chỉ đạt con số 90 km).
Dàn phóng pháo phản lực PHL-03 tích hợp trên tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc pic.twitter.com/LhaIg988WN
— Le Anh Minh (@anhminhle7) 14 декабря 2017 г.
Vũ khí mới này mang lại khả năng chế áp hỏa điểm phòng thủ ven bờ của đối phương vượt trội so với cấu hình cũ vẫn được Hải quân Trung Quốc áp dụng đó là trang bị các dàn phóng của pháo phản lực "nhái" BM-21 Grad cỡ 122 mm của Nga có tầm bắn chỉ 40 km với uy lực kém hơn nhiều.
Trước đó, Trung Quốc đã giới thiệu một vũ khí ngụy trang cực kỳ lợi hại khác, kết hợp công nghệ của cả Nga lẫn Israel đó chính là hệ thống tên lửa hành trình — pháo phản lực tầm xa ngụy trang trong container mang tên WS-43.
Điểm độc đáo nhất của loại tên lửa này là nhờ đôi cánh rộng, nó có thể lượn lờ, tuần tiễu trong một khu vực nhất định trên đầu mục tiêu ở vận tốc Mach 0,3 — 0,4 với thời gian lên đến 30 phút nhằm tìm kiếm rồi tấn công, chức năng này tương tự các loại máy bay không người lái (UAV) tự sát của Israel như Harpy hay Harop.
Nhờ kết cấu module đa dạng, vũ khí này tích hợp được nhiều loại đạn tên lửa khác nhau, ngoài cơ số 8 quả WS-43 thì bệ phóng trên còn có khả năng thay đổi bằng 8 quả WS-33 hoặc 80 quả đạn phản lực cỡ nhỏ WS-22.
Tàu tên lửa Type 053 của Trung Quốc được hoán cải thành tàu yểm trợ hỏa lực với các dàn phóng đạn phản lực 122 mm pic.twitter.com/FnyVLB1smL
— Le Anh Minh (@anhminhle7) 14 декабря 2017 г.
Nguy hiểm hơn, những bệ phóng của các loại tên lửa trên còn bảo quản cũng như triển khai tác chiến được từ container (tương tự như Klub-K của Nga), khiến nó rất dễ ngụy trang để bố trí bí và linh hoạt trên các tàu đổ bộ thông thường hoặc cụm cứ điểm trên đảo.
Việc tăng cường nâng cấp hỏa lực phục vụ mục đích đánh chiếm đảo, chế áp hỏa lực phòng thủ của đối phương là một động thái cần đặc biệt quan tâm của Hải quân Trung Quốc.
Nguồn: Báo Đất Việt