Việt Nam có nên biến tên lửa R-73E/R-27T thành "đất đối không"?

© Ảnh : baodatvietHệ thống phòng không RL-4 của Nam Tư sử dụng 1 tên lửa R-73 cùng tầng khởi tốc
Hệ thống phòng không RL-4 của Nam Tư sử dụng 1 tên lửa R-73 cùng tầng khởi tốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trên chiến trường Trung Đông, lực lượng vũ trang Houthi đã gây sốc khi hoán cải tên lửa "không đối không" R-27T và R-73E thành phiên bản "đất đối không".

Việc các chiến binh Houthi thành công khi đưa tên lửa R-27T và R-73E xuống mặt đất để bắn máy bay chiến đấu của đối phương đã gây ra mối đe dọa cực lớn đối với Không quân Hoàng gia Saudi Arabia cũng như đồng minh.

Quá trình hoán cải những vũ khí trên được cho là tương đối đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả không ngờ.

Các loại tên lửa này đều là phiên bản được trang bị đầu dò hồng ngoại, có thể "bắn và quên" mà không phụ thuộc nhiều vào radar dẫn bắn, đây là phương án rất thích hợp với những lực lượng có trang bị hạn chế, đặc biệt là không có trong biên chế máy bay chiến đấu.

Sau khi xem xét cách làm của Houthi, đã xuất hiện một số ý kiến rằng liệu Việt Nam có nên học tập cách làm trên để gia tăng năng lực phòng không của mình?

Cần lưu ý thêm rằng theo báo Quân đội nhân dân trong bài viết "Phòng, chống máy bay AC-130E trên đường Trường Sơn" thì ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Viện Kỹ thuật quân sự đã thực hiện thành công đề tài cải tiến tên lửa không đối không K-13 thành đất đối không.

Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật được nâng cao vượt bậc, nhất là đã chế tạo thành công thỏi nhiên liệu rắn cho tên lửa, Việt Nam hoàn toàn đủ sức lắp thêm cả tầng khởi tốc cho tên lửa R-73E và R-27T để nâng cao tầm bắn cho chúng, nếu vậy đây sẽ là những tổ hợp phòng không tầm thấp di động tương đối lợi hại.

© Ảnh : baodatvietHệ thống phòng không RL-4 của Nam Tư sử dụng 1 tên lửa R-73 cùng tầng khởi tốc
Hệ thống phòng không RL-4 của Nam Tư sử dụng 1 tên lửa R-73 cùng tầng khởi tốc - Sputnik Việt Nam
Hệ thống phòng không RL-4 của Nam Tư sử dụng 1 tên lửa R-73 cùng tầng khởi tốc

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng đưa tên lửa không đối không tầm nhiệt xuống mặt đất để bắn máy bay chỉ là giải pháp "chữa cháy" khẩn cấp, vì kể cả có tích hợp thêm tầng đẩy phụ thì hiệu quả tác chiến của chúng vẫn thua xa khi được bắn đi từ chiến đấu cơ.

Chính vì vậy, nếu lấy bớt tên lửa R-73E và R-27T để hoán cải thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của không quân, trong khi cơ số đạn tên lửa phục vụ sẵn sàng chiến đấu của Su-27SK/UBK hay Su-30MK2 của chúng ta hiện nay cũng chẳng dồi dào gì.

Cuối cùng, Việt Nam hiện đã có lưới lửa phòng không nhiều tầng nhiều lớp cực kỳ lợi hại, từ S-300PMU-1 tới S-125-2TM rất tối tân, lại được sự bổ sung của SPYDER-SR/MR cũng sử dụng khái niệm như trên, nhưng chúng là những tổ hợp tinh vi, có cả loại đạn dẫn đường bằng radar chứ không trông chờ hoàn toàn vào tên lửa sử dụng đầu dò hồng ngoại nữa.

Với tình hình thực tế của Việt Nam, có lẽ chúng ta chỉ nên thực hiện phương án hoán cải số đạn không đối không K-13M dư thừa (vốn được sử dụng cho tiêm kích MiG-21 đã loại biên) thành tên lửa đất đối không chứ chẳng nên huy động loại R-73E cùng với R-27T hiện đại như cách mà Houthi đã làm.

Nguồn: Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала