- Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Theo dõi các diễn biến, hoạt động phòng chống tham nhũng ở nước ta gần đây, đặc biệt là qua việc Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng xem xét, thi hành kỷ luật với hàng loạt cán bộ, không chỉ cá nhân tôi mà chắc chắn nhân dân cả nước đều rất tin tưởng, ủng hộ.
Có thể nói, về tần suất, chưa bao giờ các quyết định thi hành kỷ luật lại dồn dập, liên tục như thời gian gần đây. Về tính chất, cũng chưa bao giờ hình thức kỷ luật lại mạnh mẽ và nghiêm khắc như vậy. Có thể nói, tinh thần "không có vùng cấm" trong cuộc chiến chống tham nhũng đã được thể hiện rõ nét, phạm vi xử lý rộng, từ cán bộ đã về hưu, lãnh đạo ở các Bộ, ngành, các Tổng Công ty Nhà nước tới địa phương.
Qua các vụ khởi tố, bắt giam ông Đinh La Thăng, cách chức nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn… thể hiện rõ quyết tâm của Đảng trong việc phòng chống tham nhũng, bất cứ ai cũng bình đẳng trước pháp luật.
- Có ý kiến cho rằng xử lý nghiêm cán bộ vi phạm là rất cần thiết song nó cũng cho thấy tình trạng tiêu cực, tham nhũng đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng?
Điều quan trọng hơn nữa là người có vai trò quyết định trong cái "quy trình" ấy là ai? Làm "quy trình" với mục đích gì? Anh bổ nhiệm đúng quy trình nhưng với mục đích không trong sáng, có thể là vì tiền, vì người thân, vì đổi tình hay vì đổi quan hệ (tức tôi bổ nhiệm anh lên vị trí này thì anh hoặc người nhà anh phải có trách nhiệm nâng đỡ, bổ nhiệm cho con cháu tôi ở vị trí khác)… thì đương nhiên sẽ tạo ra những cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng hoặc không đủ năng lực.
Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa "nâng đỡ không trong sáng" bà Trần Vũ Quỳnh Anh là ví dụ điển hình và nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo, khẳng định Đảng sẽ tiếp tục chấn chỉnh mạnh công tác này.
- Với sức lan tỏa mạnh mẽ từ công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay, theo ông, thời gian tới, tình hình tham nhũng có giảm?
Song để ngăn chặn, hạn chế tham nhũng, điều quan trọng đầu tiên vẫn là chặn từ gốc, tức phải làm tốt công tác cán bộ. Điều quan trọng nữa là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. Tôi kiến nghị tới Ban soạn thảo dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) rằng, trong phần quy định về kê khai tài sản của cán bộ, cần quy định cả những người thân cũng phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, nhằm tránh tình trạng tuồn tài sản cho người thân đứng tên. Thực tế, chẳng có cán bộ nào dại mà đứng tên hết tài sản của mình.
Cần xử lý nghiêm Đảng viên, công chức có hành vi tham nhũng
Có thể nói, tham nhũng là một trong những biểu hiện nghiêm trọng nhất của suy thoái, nó biểu hiện sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Tuy vậy, hiện tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, đặc biệt là những ngành kinh tế trọng điểm với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Để giải quyết được triệt để cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, xử lý nghiêm, đồng bộ kỷ luật đảng với kỷ luật hành chính, đoàn thể và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ, đảng viên, công chức có hành vi tham nhũng, suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống.
Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ hiện nay cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là nhiệm vụ bao trùm, cốt lõi mang tính sinh tồn của Đảng. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở lối sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân… Hơn bao giờ hết, nhân dân mong muốn Đảng có thêm các cuộc vận động làm trong sạch Đảng, đưa ra khỏi Đảng những người không xứng đáng là Đảng viên, vi phạm những điều Đảng viên không được làm.
Thời gian qua đã có nhiều vụ việc liên quan đến việc bổ nhiệm bừa bãi cán bộ, Đảng viên ở các địa phương theo kiểu "con ông cháu cha", "một người làm quan, cả họ cũng làm quan"… Trong số những cán bộ được bổ nhiệm đó, không ít cán bộ năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, bản thân không chịu tu dưỡng, rèn luyện nhưng lại sớm có những biểu hiện suy thoái, vi phạm phẩm chất, đạo đức. Mọi vi phạm pháp luật cần phải được xử lý một cách triệt để, không thể có những ngoại lệ hay "vùng cấm".
Nguồn: An Ninh Thủ Đô