Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson đã tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo trên tàu sân bay Ronald Reagan ở Nhật Bản. Đô Đốc Richardson đã từ chối nói khi nào hoặc có bao nhiêu tàu chiến có thể được điều động. Đồng thời, ông lưu ý rằng, các hoạt động nhằm chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và các khu vực khác của châu Á làm tăng gánh nặng lên Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ.
"Có một sự nhất trí gần như hoàn toàn rằng chúng ta cần nhiều hải quân hơn chúng ta hiện có", — ông nói.
Đô đốc khảng định rằng Hoa Kỳ tiếp tục phản ứng với việc Trung Quốc đang xây dựng những cơ sở quân sự trên các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, và Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực.
Đô đốc Richardson đã tuyên bố như vậy ít hơn một ngày sau khi Hoa Kỳ công bố Chiến lược An ninh Quốc gia mới, trong đó xác định Nga và Trung Quốc "là các đối thủ chính trị có ý đồ thách thức sức mạnh, an ninh và thịnh vượng của Mỹ". Chiến lược An ninh mới ghi nhận rằng "Trung Quốc có ý định hạn chế sự tiếp cận của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để mở rộng phạm vi hoạt động của mô hình kinh tế do nhà nước quản lý, để thay đổi trật tự trong khu vực có lợi cho họ".
Chuyên gia quân sự Nga Vladimir Evseev lưu ý rằng, Chiến lược An ninh mới ngay lập tức được Đô đốc John Richardson hưởng ứng, điều đó cho thấy rằng, các tướng lĩnh Mỹ có ý định giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được đưa ra trong chiến lược mới nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Đồng thời, chuyên gia Nga nhận xét rằng, nguồn lực và khả năng của Hoa Kỳ bị hạn chế:
"Nếu Hoa Kỳ cắt giảm sự hiện diện ở Vịnh Ba Tư và đưa thêm lực lượng hải quân tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì có thể nói về việc Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực này. Nhưng, bây giờ họ chỉ nói về việc tái bố trí lực lượng trong một khu vực. Đồng thời, Mỹ đang thiếu hụt tàu chiến nổi, điều đó làm giảm khả năng tuần tra khu vực Biển Đông với các nhóm tác chiến tàu sân bay. Hoa Kỳ cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tàu sân bay. Vì vậy, theo tôi, Hoa Kỳ không có khả năng gia tăng đáng kể sự hiện diện quân sự gần bán đảo Triều Tiên và gần bờ biển Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc đang củng cố lực lượng hải quân, và xét theo mọi việc đang dần dần đuổi kịp Mỹ về tiềm lực hải quân. Tất nhiên, trong điều kiện này Mỹ có thể đưa ra những tuyên bố cứng rắn, ví dụ như Đô đốc John Richardson, nhưng, theo tôi, hải quân Hoa Kỳ chưa có khả năng thực tế để kiềm chế Trung Quốc ".
Một trong những lý do của điều này không chỉ là sự thiếu hụt nguồn lực, chuyên gia Nga nhận xét. Hoa Kỳ có quá nhiều mục tiêu ưu tiên. Họ không thể đồng thời giải quyết các vấn đề Trung Cận Đông, duy trì sự hiện diện ở Châu Âu, đồng thời tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sau khi bắt đầu đối đầu với Nga, Hoa Kỳ trên thực tế rơi vào cảnh tuyệt vọng. Họ phải duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Đại Tây Dương, đồng thời họ đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trong khi đó Hoa Kỳ đang tìm kiếm lực lượng hải quân bổ sung để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau ở châu Á, trước hết để kiềm chế CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Các nhiệm vụ này đòi hỏi những khoản chi và nguồn lực.
"Không có hành động nguy hiểm nào từ phía các máy bay đó. Tuy nhiên, các chuyến bay này cho thấy rõ rằng, Trung Quốc đang tích cực mở rộng khu vực hoạt động gần Nhật Bản", — Bộ trưởng nói.
Ông lưu ý rằng, Tokyo tiếp tục theo dõi hành động của Trung Quốc, và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và không phận của nước mình.
Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Vladimir Yevseyev lưu ý, Tokyo không có sự chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Nhật Bản sự hỗ trợ quy mô lớn trong trường hợp có cuộc xung đột quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Thời gian gần đây nỗi lo về nội dung này đã tăng, vì thế ông John Richardson đã nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ có đủ mọi thứ cần thiết để can thiệp vào tình hình.