Mùa đông 2017 của Việt Nam "nóng" lịch sử vì "nhôm" và Dầu khí

© REUTERS / Hoang Dinh NamĐại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cùng lúc với "nâng đỡ không trong sáng" và "vun vén cho gia đình" là hàng loạt vụ án kinh tế- sai phạm trong trách nhiệm quản lý kinh tế- đất đai lần lượt bị xử lý.

Từ ông Đinh La Thăng với Dầu khí đến ông Vũ Nhôm của đất đai

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Ai bao che cho ông Đinh La Thăng?
 Những ngày này, đọc câu chuyện ông Thăng góp phần làm "bay hơi" 800 tỷ của Dầu khí dẫn đến hàng loạt cựu lãnh đạo Dầu khí dắt díu nhau chuẩn bị ra toà mà không khỏi giật mình.

Những tập đoàn ngàn tỷ lần lượt bị điều tra- thanh tra từ Dầu khí đến Cao su cho thấy một thời gian dài những dòng tiền "lạc trôi" kinh khủng thế nào.

Thậm chí, thời đang làm Bí thư thành uỷ TP HCM, ông Thăng còn định né trách nhiệm bằng việc nhờ một số người là thành viên HĐQT PVN năm 2008 xác nhận gian lận việc ông đã thông qua HĐQT về việc góp vốn 800 tỷ với Oceanbank.

Ngày 8/12/2017, khi bị bắt, ông đã thay đổi lại lời khai, thừa nhận hành vi sai trái của mình. Có thể ai đó sẽ bảo: Cơ quan điều tra nắm hết bằng chứng rồi nên ông Thăng không thể làm gì khác là phải thừa nhận thôi.

Nhưng tôi thì cho rằng đó cũng là điều tốt vì điều đó đỡ tốn thêm thời gian cho cơ quan điều tra, ông Thăng đã sẵn sàng đối mặt với những sai phạm của mình..

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh "vẫn chưa muốn lật bài"
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP HCM) nói đây là "kỷ lục" khi một người từ khởi tố chuyển sang truy tố nhanh đến thế. Kể từ khi có quyết định khởi tố đến khi cơ quan điều tra đóng hồ sơ kết thúc điều tra và chuyển sang phần truy tố chỉ vỏn vẹn 11 ngày. Vụ án thứ 2 liên quan đến ông Đinh La Thăng cũng đã được tiếp tục với vụ án liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.

Hôm qua, tin công an tiến hành khám nhà ông Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ) cũng tràn ngập trên các mặt báo và cả trên mạng xã hội.

Ông Vũ Nhôm- người mà không chỉ người dân Đà Nẵng "tò mò" mà cả nước cũng "hiếu kỳ" theo sát diễn biến vụ án này.

 

Ông Phan Văn Anh Vũ - Sputnik Việt Nam
Vì sao Vũ 'nhôm' có biệt danh 'Mafia' của Đà Nẵng?
Từ năm 2006 đến nay, ông Vũ Nhôm đã sở hữu — mua bán 9 dự án đầu tư và 31 dự án nhà, đất công sản toàn ở các vị trí đắc địa của Đà Nẵng.

Nổi bật nhất là 2 căn số 45 và 47 đường Nguyễn Thái Học (Q. Hải Châu) mà ông Vũ Nhôm đã tặng ông Nguyễn Xuân Anh, cựu Bí thư thành uỷ Đà Nẵng. 

Một "đại gia bất động sản" ở Việt Nam vốn không phải chỉ có vài ba người mà còn đến cả chục, cả trăm người với số nhà, đất lớn gấp nhiều lần ông Vũ Nhôm nhưng tại sao dư luận lại quan tâm đến ông Vũ Nhôm bị khám nhà? Là bởi đằng sau câu chuyện ấy có thể còn nhiều chuyện khác. 

Có hay không việc  "nâng đỡ không trong sáng" giống như vụ thăng tiến thần tốc ở Thanh Hoá?. Có hay không việc Như "vun vén cho gia đình" giống như vụ thăng tiến thần tốc ở Quảng Nam?

Những người lợi dụng chức quyền, sử dụng chức quyền để làm lợi cho bản thân hoặc "mối riêng" của mình cần phải bị thanh lọc.

Đuổi cùng diệt tận "giặc nội xâm" Tham Nhũng

 

Biệt thự của bà Trần Vũ Quỳnh Anh. - Sputnik Việt Nam
Vụ “nâng đỡ” ở Thanh Hoá: Cần làm rõ trách nhiệm Bí thư Tỉnh uỷ
Vụ "nâng đỡ không trong sáng" đã cắt mọi chức vụ trong Đảng của ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, tới đây sẽ xử lý tiếp về chính quyền. Nhưng thế vẫn là chưa đến tận cùng của sự việc.

Dư luận vẫn chờ đợi Thanh Hoá đưa "nhân vật chính" Trần Vũ Quỳnh Anh ra để cho rõ ràng tường tận hơn nữa.

Không phải chỉ là "nâng đỡ không trong sáng" mà còn là điều gì nữa? Giống như cái cách mà chúng ta đang xử lý cả những quan chức đã "hạ cánh an toàn".

Tham nhũng không phải là câu chuyện trộm một lần một số tiền rồi thôi, làm sai một chuyện, buông lỏng quản lý một thời gian ngắn, một sự vụ…

Nó là cả một quá trình và kéo theo nó là rất nhiều những đường dây mối rợ cần được phát quang.

Vụ "vun vén cho gia đình" cũng vậy. Không chỉ xử lý xoá tên khỏi Đảng ông con, kỷ luật ông bố, kỷ luật cả "bạn bè" "tay chân" của ông bố mà còn phải xử lý cả những người đi kiểm tra mà không phát hiện ra sai phạm, có hay không dấu hiệu bao che sai phạm hay sự thiếu trách nhiệm? 

Ông Lê Phước Hoài Bảo - Sputnik Việt Nam
Con trai cựu Bí thư Quảng Nam, Lê Hoài Phước Bảo, gian lận lý lịch
Và sau hai vụ thăng tiến thần tốc này thì sẽ có hàng loạt các vụ "cả họ cùng làm quan" sẽ lần lượt được rà soát lại nghiêm khắc.

Là tỉnh Hậu Giang bắt đầu rà soát lại vụ bổ nhiệm Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang khi mới 33 tuổi.

Giám đốc Huỳnh Thanh Phong vốn là con trai của cựu Bí thư tỉnh Hậu Giang: Huỳnh Minh Chắc. Chỉ 3 năm sau khi vào Đảng, Huỳnh Thanh Phong đã lên ghế Giám đốc Sở

Vẫn ở Quảng Nam, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam- người bị nêu tên trong danh sách kỷ luật cũng có 2 người con Đinh Văn Bảo và Đinh Văn Vũ thăng tiến thần tốc không qua thi tuyển. 

Quyết định số 105 của Bộ Chính Trị do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký vừa ban hành như một chốt chặn cho việc phân cấp quản lý cán bộ, quy trình giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ. 

Theo quyết định này, người được bổ nhiệm phải bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền; không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; có hồ sơ, lý lịch cá nhân, phiếu kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh.

Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Cán bộ được bổ nhiệm phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ông Huỳnh Thanh Phong - Sputnik Việt Nam
Con trai cựu Bí thư Hậu Giang thăng tiến “thần tốc”: "Đấy là việc của tỉnh!"
Người bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật. Đảng viên bị kỷ luật cách chức trong vòng một năm kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không chỉ định, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.

Cán bộ trong thời gian xem xét kỷ luật thì chưa đưa vào quy hoạch; chưa xem xét bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn.

Như vậy, Bộ Chính trị với người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang cho thấy sự quyết tâm đuổi cùng diệt tận "giặc nội xâm" tham nhũng, đặc biệt là thứ tham nhũng quyền lực!

Theo: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала