Luật sư mong được 'tranh tụng đúng nghĩa' tại phiên xử ông Đinh La Thăng

© Ảnh : Hải An/ZingÔng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhiều luật sư kỳ vọng phiên tòa diễn ra khách quan, HĐXX đánh giá toàn diện, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô vội.

Ngày 8/1 TAND Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị sau này là Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam — PVN), Trịnh Xuân Thanh và 20 người về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 3 Điều 165 Bộ Luật hình sự 1999), Tham ô tài sản (khoản 4, Điều 278 Bộ Luật hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam — PVC.

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Vụ Đinh La Thăng: Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam khác biệt với Trung Quốc

42 luật sư sẽ tham gia phiên toà. Ông Đinh La Thăng mời ba luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa gồm các ông Phan Trung Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho biết, ngày 6/1 đã vào trại tạm giam T16 (Bộ Công an) tiếp xúc với ông Đinh La Thăng lần cuối trước khi diễn ra phiên xử. Không cung cấp thông tin về thân chủ song luật sư cho hay trong phiên toà này ông kỳ vọng sẽ có sự thay đổi tư duy, quan điểm, phương pháp tranh luận.

"Việc tranh luận và tranh tụng cần được thực hiện theo đúng nghĩa để làm rõ nội dung cáo buộc bị cáo phạm tội", ông nói và hy vọng HĐXX tạo điều kiện để luật sư trình bày hết quan điểm bào chữa. Luật sư cũng mong đại diện VKS sẽ có những phần tranh luận, trả lời xác đáng từng nội dung luật sư đặt ra. 

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh: Khi thuyền cùng lật và tội lỗi bị hé lộ
Là một trong năm người bào chữa cho bị can Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc PVC), ông Nguyễn Văn Quynh cho biết trước phiên xử đã gặp thân chủ tại trại tạm giam B14 (Bộ Công an). Ông Quynh tham gia bào chữa ở cả hai tội danh ông Thanh bị cáo buộc là Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và Tham ô tài sản (điều 278 Bộ luật Hình sự). Sát ngày mở phiên toà, ông Quynh vẫn đang tranh thủ nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án với 18.000 bút lục để có cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho thân chủ của mình.

Theo luật sư Quynh, phiên toà diễn ra trong bối cảnh Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, vừa có hiệu lực  (ngày 1/1) sẽ là cơ hội tốt để thực hiện những cải cách tư pháp được nêu tại đây, đặc biệt là nguyên tắc suy đoán vô tội và đảm bảo việc tranh tụng được triệt để.

Luật sư hy vọng phiên tòa sẽ diễn ra dân chủ, cởi mở giống như vụ án hoa hậu Trương Hồ Phương Nga ông từng tham gia năm 2017.

"Tôi kỳ vọng toà án sẽ có những cách đánh giá khách quan, toàn diện, đúng pháp luật để giải quyết vụ án. Toà sẽ tạo điều kiện thoải mái cho cho tất cả những người tham gia tố tụng cũng như báo chí tác nghiệp", ông nói.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Vì sao 2 luật sư của Trịnh Xuân Thanh đột ngột xin rút trước ngày xét xử?
Ông Thanh dự kiến có 9 luật sư bào chữa nhưng hiện chỉ còn năm người. Trong số bốn luật sư không tiếp tục tham gia, bà Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Viên An) cho hay bà cùng cùng đồng nghiệp Lê Thị Bích Chi (Đoàn Luật sư TP HCM) được mời tham gia bảo vệ cho ông Thanh nhưng sau đó đã rút khỏi danh sách. Lý do theo bà là thời gian quá gấp nên không đủ điều kiện để nghiên cứu hồ sơ nhằm bào chữa tốt nhất cho khách hàng.

Trong số 22 bị can, ông Phùng Đình Thực (nguyên tổng giám đốc PVN) bị cáo buộc tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có luật sư Đinh Anh Tuấn bào chữa. Ông Tuấn chia sẻ, trong phiên xử sẽ tập trung vào việc kêu oan cho thân chủ.

Theo ông Tuấn, ông Thực là người bị khởi tố cuối cùng mà thời gian đưa vụ án ra xét xử lại quá nhanh. Ông Thực được tại ngoại nên ông Thuấn có thuận lợi là thường xuyên gặp để nhận thông tin.

"Thân chủ của tội là nhà khoa học, từng hai lần nhận giải thưởng Hồ Chí Minh nên nhìn nhận vấn đề bình tĩnh và nghiên cứu hồ sơ rất kỹ", ông nói.

Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng — chủ tịch hội đồng thành viên PVN, đã chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 119 tỷ đồng.

Trong vụ án này, ông Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương, chỉ đạo thuộc cấp lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó, ông Thanh bị cáo buộc tham ô bốn tỷ đồng.

22 người bị truy tố gồm:

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Uẩn khúc trong vụ án tham ô của Trịnh Xuân Thanh
1. Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999)

— Ông Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch HĐQT PVN.

— Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT PVC.

— Ông Vũ Đức Thuận, nguyên TGĐ PVC.

— Ông Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên phó tổng giám đốc PVC.

— Ông Phạm Tiến Đạt, nguyên kế toán trưởng PVC.

— Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên phó tổng giám đốc PVN.

— Ông Lê Đình Mậu, nguyên phó trưởng ban kế toán, kiểm toán PVN.

— Ông Nguyễn Ngọc Quý, nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC.

— Ông Vũ Hồng Chương, nguyên trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN.

— Ông Ninh Văn Quỳnh, nguyên kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN.

— Ông Trần Văn Nguyên, kế toán trưởng Ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2, thuộc PVN.

— Ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên phó tổng giám đốc PVN.

— Ông Phùng Đình Thực, nguyên tổng giám đốc PVN.

— Ông Trương Quốc Dũng, nguyên phó tổng giám đốc PVN.

2. Tội Tham ô tài sản (điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999)

— Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch HĐQT PVC.

— Ông Vũ Đức Thuận, nguyên tổng giám đốc PVC

— Ông Lương Văn Hòa, nguyên giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch thuộc PVC.

— Ông Nguyễn Lý Hải, nguyên trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch.

— Ông Lê Xuân Khánh, nguyên trưởng Phòng Kinh tế — kế hoạch Ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch.

— Ông Nguyễn Thành Quỳnh, nguyên giám đốc kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty CP Miền Trung — Công ty CP Đà Nẵng.

— Bà Lê Thị Anh Hoa, nguyên giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa.

— Ông Bùi Mạnh Hiển, nguyên chánh văn phòng PVC.

— Ông Nguyễn Anh Minh, nguyên phó tổng giám đốc PVC.

— Ông Nguyễn Đức Hưng, nguyên trưởng phòng Tài chính, kế toán Ban điều hành dự án Vũng Áng — Quảng Trạch.

Theo: VNexpress

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала