Máy bay chống lại tên lửa phòng không (SAM): "Điệu nhảy tử thần" phiên bản thế kỷ XXI

© Sputnik / Vladimir AstapkovichSu-34
Su-34 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong một cuộc xung đột vũ trang của thế kỷ XXI, hiệu quả sử dụng không quân là một trong những yếu tố thành công then chốt.

Tuy nhiên, ngay cả những máy bay chiến đấu hiện đại nhất vẫn có thể gục ngã trước  một "lá chắn" mạnh mẽ — hệ thống phòng không (SAM) hiện đại, và thậm chí dày đặc. Tuy nhiên bất kỳ hàng rào nào bạn cũng có thể tìm thấy sự sơ hở, đặc biệt là nếu bạn thực sự muốn sống còn. Thông tin chi tiết — theo tài liệu của "Sputnik".

Máy bay T-50 - Sputnik Việt Nam
Máy bay chiến đấu mới nhất của Nga nhận được đạn điều khiển điện tử
Phi đội máy bay chiến đấu — ném bom bay đến mục tiêu ở một độ cao vô cùng thấp và trong chế độ im lặng hoàn toàn, bám theo nếp gấp địa hình. Tuy nhiên chỉ  phút sau — trong buồng lái đã vang lên cảnh báo về tín hiệu phát xạ radar. Radar tên lửa SAM của đối phương đã "phát hiện" ra nhóm máy bay, và ở đây thời gian chỉ tính theo giây. Ai phóng tên lửa trước — phi công hay xạ thủ tên lửa sẽ là người chiến thắng.

Nửa thế kỷ trước, cuộc chiến trên bầu trời Việt Nam đã hùng hồn chứng minh: trước một hệ thống phòng không được tổ chức tốt thì lực lượng không quân luôn trong thế thua cuộc. Để tiêu diệt SAM, các máy bay tiêm kích — ném bom cần phải tìm thấy vị trí ần náu của nó trong các nếp gấp địa hình và bay lại gần trong tầm phóng tên lửa. Và một chiếc máy bay trên bầu trời cũng sẽ rất rõ nét trong tầm "nhìn thấy" của hệ thống tên lửa phòng không, đặc biệt là các hệ thống hiện đại. Ngày nay tại Syria đội máy bay chiến thuật không quân Nga có thể cho phép mình bay ở độ cao 4000 — 5000 mét (đối thù không có những vũ khí chống máy bay  "nghiêm túc"). Thế nhưng với những đối thủ có hệ thống phòng không tiên tiến thì sẽ không thể hoạt động "trắng trợn" như thế. Cần phải có sự khôn khéo.

Phi công quân sự xuất sắc của Nga, cựu phi công máy bay cường kích tiền tuyến Su-24, thiếu tướng Vladimir Popov tin chắc rằng không hề tồn tại một chiến thuật tổng hợp để đột phá tất cả các hệ thống phòng không. Cần phải tính đến số lượng và thành phần của hệ thống phòng không đối thủ, đặc biệt là tình hình chung của các hoạt động trên chiến trường".

MiG-31 - Sputnik Việt Nam
Nga bắt đầu phát triển loại máy bay chiến đấu-đánh chặn mới thay thế MiG-31

"Càng bay thấp càng lâu bị phát hiện, — ông Vladimir Popov giải thích —. Tốt nhất hãy giữ ở độ cao 50-300 mét. Bay bám theo địa hình là đồng minh của phi công. Nhiễu từ mặt đất, nhà cửa, rừng núi, mây thấp gây khó khăn cho sự làm việc của radar. Để làm khó khăn hơn nữa cho đối thủ,  không quân sử dụng biện pháp chế áp điện tử, làm việc phát hiện mục tiêu trên bầu trời thêm phức tạp. Các máy bay di chuyển với tốc độ hơn 1 000 km mỗi giờ và cơ động tích cực, thực sự giống như "con rắn". Một radar sẽ tự động theo dõi mục tiêu, và khi máy bay "nhảy" sang khu vực khác được theo dõi bởi một radar khác thì  ất cả lại phải bắt đầu từ đầu. Điều này làm tăng thời gian phản ứng của hệ thống phòng không địch thủ và làm tăng cơ hội thành công của không quân".

Máy bay dễ bị tổn thương nhất ngay trước khi bắt đầu tấn công. Ở một khoảng cách ngắn gần mục tiêu (SAM của đối phương) rất khó để cơ động trong khi máy bay vẫn cần phải tìm, xác định và khai hỏa vũ khí tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên, theo thiếu tướng Popov, các mục tiêu tấn công trong các hoạt động như vậy thường được biết trước (đã được trinh sát hoặc vệ tinh định vị). Nếu nhóm máy bay bị radar lạ "đột ngột" phát hiện, thì những máy bay chiến đấu hiện đại cũng sẽ nhanh chóng nhận dạng ra đối tượng.

Su-35S - Sputnik Việt Nam
Hiện đại hóa quân đội. Quân đội Nga đã nhận được những gì trong năm 2017

"Tất cả các tín hiệu chống lại chúng tôi đều nhìn thấy — Popov nói — Các thiết bị trên cabin hiển thị cho phi hành đoàn từ hướng nào đang chiếu xạ vào máy bay, khoảng cách bao xa và trong chế độ nào.  Hệ thống cũng cảnh báo cho phi công việc máy bay bị tên lửa từ mặt đất tấn công. Và khi đó nhiệm vụ đầu tiên là cơ động tránh tên lửa. Thoát khỏi đó và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. Pháo cao xạ không nguy hiểm đối với các máy bay chiến đấu hiện đại.  Mặc dù khi chống lại máy bay trực thăng và tên lửa hành trình cận âm thì pháo cao xạ bắn nhanh tỏ ra rất hiệu quả. "

Mục tiêu chính của không quân là các radar, thiếu nó đơn giản hệ thống phòng không sẽ bị "mù". Máy bay tiêu diệt radar bằng các tên lửa có điều khiển dựa trên chùm tia do radar phát ra. Mục tiêu ưu tiên thứ hai — các bệ phóng. Nhiệm vụ tối đa là tiêu diệt hoặc làm gián đoạn các hoạt động của hệ thống phòng không trong một khu vực nhất định, tạo thành khoảng trống cho các máy bay khác phát huy chiến quả.

F-35 - Sputnik Việt Nam
Không quân Mỹ : F-35 được chuẩn bị để đối đầu với lá chắn tên lửa Nga như thế nào?

"Khi làn sóng máy bay đầu tiên chọc thủng hệ thống phòng  không, tiếp theo sẽ là các máy bay tấn công như vũ bão "dọn sạch" những gì còn lại của hệ thống phòng thủ trong khu vực này —  Vladimir Popov giải thích — Những máy bay tiếp sau sẽ tấn công lực lượng đối địch theo chiều sâu chiến dịch. Sau đó máy bay tầm xa chiến lược tấn công các mục tiêu phía sau lưng đối phương, hoặc các điểm tập trung quân đội bằng những "cánh tay dài". Ngoài ra việc tiêu diệt các tên lửa phòng không cũng sẽ cho phép sử dụng máy bay vận tải quân sự để thả lính dù. Một chiến dịch hành động lớn của không quân, đó là sự phức tạp, nhiều thành phần tham gia và rất tốn kém, không phải  dễ dàng để lên kế hoạch. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh hiện đại chống lại một đối thủ mạnh mẽ sẽ không thể thắng được nếu không hành động"

Việc đột phá và chế áp hệ thống phòng không là một trong những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất trong nhiệm vụ của một phi công máy bay chiến đấu. Thành công hay thất bại ở đây có thể quyết dịnh đến kết quả của toàn bộ cuộc xung đột vũ trang.

Và không bao giờ được loại trừ  thực tế việc hệ thống phòng không của đối phương có thể nhiều kinh nghiệm hơn, cơ động hơn và nhanh hơn bạn.    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала