Đây không phải là lần đầu tiên trong những năm gần đây khi các dự án tốn kém và đầy tham vọng của các cường quốc hải quân phương Tây đứng trước nguy cơ thất bại vì sự thực hiện yếu kém, yêu cầu quá cao của khách hàng hoặc chi phí tăng vọt. Tài liệu dưới đây của Sputnik nói về những vấn đề của các dự án tàu chiến, tàu ngầm mới nhất và hứa hẹn nhất của các nước trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO.
Tàu khu trục Đức lảo đảo
Bốn tàu khu trục siêu hiện đại dự án F125 để thay thế những tàu chiến lỗi thời lớp "Bremen" trong Hải quân Đức. Bộ mặt của tàu khu trục — mức độ tự động hóa cao. Thủy thủ đoàn của tàu "Baden-Württemberg" — tổng cộng 120 người, thực sự rất ít cho việc vận hành con tàu dài 150 mét với trọng lượng rẽ nước bảy ngàn tấn. Điều này đạt được bằng một trung tâm chỉ huy phức tạp, cài đặt phần mềm chuyên biệt và có khả năng quản lý tất cả các hệ thống trên tàu với sự tham gia tối thiểu của con người — từ hệ thống động lực đến điều khiển vũ khí.
Tất cả những điều đó thật hay, thế nhưng các cuộc thử nghiệm cho thấy não bộ điện tử đã bị hỏng hóc. Đặc biệt là các kỹ sư đã không thành công trong việc thiết lập chế độ hoạt động ổn định của các radar định vị trên tàu. Và nếu không có nó, một tàu chiến hiện đại sẽ trở nên bị mù và dễ tổn thương ngay cả trước một kẻ thù yếu hơn nhiều. Nếu vấn đề với phần mềm có thể được giải quyết tương đối nhanh chóng, thì vẫn chưa rõ phải làm gì với lỗi phát sinh của tàu khu trục. "Baden-Württemberg", di chuyển lảo đảo nghiêng về phía bên mạn phải. Theo các chuyên gia, lỗi này là kết quả của sai sót trong thiết kế con tàu. Để khắc phục tình hình, có thể cần phải hoàn chỉnh lại thiết kế tổng thể của dự án.
"Ngay cả khi con tàu được sửa chữa xong, cũng không rõ là tàu có thể tự bảo vệ mình trước các nhóm khủng bố được trang bị tên lửa chống hạm hay không — theo tạp chí Mỹ Wall Street Journal — Ngoài ra nó sẽ rất khó khăn khi chống lại tàu ngầm Nga ở Biển Baltic, vì không được lắp đặt hệ thống sonar và ống phóng ngư lôi".
Bài báo nhấn mạnh việc Đức đã không đóng các tàu lớn trong một thời gian dài và có thể bị tụt hậu lại sau. Cả một thế hệ kỹ sư và nhà thiết kế quân sự Đức không tham gia vào các dự án quốc phòng quy mô lớn. Họ không có đủ kinh nghiệm. "Baden-Württemberg", theo WSJ, là dự án quá phức tạp, đầy tham vọng và thiếu khôn ngoan.
Tàu sân bay không có hộ tống
Cuối năm ngoái Hải quân Anh cũng phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Theo tin của The Times, vào tháng Mười một ở Vịnh Persian, tàu khu trục mới nhất HMS Diamond — một trong sáu tàu dự án Daring trị giá hàng tỷ bảng Anh mỗi tàu, đã bị hỏng. Theo công bố, tàu "Diamond" đã bị hỏng hệ thống động lực. Những thủy thủ không thể tự mình sửa chữa động cơ và con tàu đã được kéo về nhà. Đáng chú ý là trong thời gian này Hạm đội Anh không còn một tàu khu trục nào hoạt động hiệu quả. Năm tàu còn lại nằm trong căn cứ Portsmouth với các lý do như sửa chữa định kỳ, thiếu thủy thủ, hoặc gặp các vấn đề tương tự với động cơ khi làm việc tại vùng khí hậu nóng bức.
Vì vậy, cựu đệ nhất cường quốc biển không có gì để thành lập một nhóm tàu hộ tống cho tàu sân bay duy nhất của mình — HMS Queen Elizabeth, được chuyển giao cho hạm đội ngày 7 tháng 12 năm 2017.
Bên cạnh đó, "Queen Elizabeth" không được trang bị hệ thống phòng không, ngoại trừ một vài khẩu cao xạ chống máy bay, sẽ chỉ làm tăng thêm rắc rối trong việc hộ tống. Và giống như một quả anh đào trên chiếc bánh, ngày 19 tháng 12 vừa qua, tàu sân bay trị giá hơn ba tỷ bảng Anh đã rò rỉ nước ngay tại bến tàu.
Tàu ngầm bằng "vàng"
Ngay cả những người Mỹ, có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất và ngân sách quân sự lớn nhất thế giới cũng trở nên hoài nghi trước các dự án quá đắt đỏ và đầy tham vọng. Ví dụ nổi bật nhất là các tàu khu trục "tàng hình" Zumwalt. Lầu Năm Góc hy vọng sẽ nhận được 32 chiếc tàu loại này và chi phí vào đó 40 tỷ USD. Tuy nhiên, giá cả tăng với tốc độ vũ trụ. Đơn đặt hàng được giảm xuống còn 24 tàu khu trục, sau đó còn 7. Kết quả cuối cùng đã quyết định hạn chế chỉ còn ba chiếc tàu trị giá 4,4 tỷ đô la mỗi chiếc.
Tàu khu trục kỳ hạm DDG-1000 được hạ thủy vào ngày 16 tháng 10 năm 2016 và đã kịp chết máy tại Kênh đào Panama. Tháng 12 năm ngoái trong các thử nghiệm, tàu tiếp theo DDG-1001 cũng bị hỏng. Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc đến nay vẫn chưa đưa ra được phương án thay thế loại đạn tốn kém 155-mm LRLAP (800 ngàn đô la cho mỗi đơn vị), được sử dụng cho hệ thống pháo hạm "Zamvolta".
Đầu tháng Một năm nay, báo cáo kiểm toán của Phòng Kế toán Mỹ cho biết Bộ Quốc phòng đã đánh giá thấp những rủi ro liên quan đến dự án tàu ngầm mới. Kiểm toán viên đặt câu hỏi về thông số kỹ thuật cũng như chi phí sản xuất và thời gian đóng tàu. Đặc biệt, các chuyên gia không chắc chắn lớp tàu mới này đáp ứng được các tiêu chuẩn tiến bộ khoa học và công nghệ. Điều họ hoài nghi cũng có thể hiểu được: theo ước tính khiêm tốn nhất tàu ngầm mang tên lửa sẽ tiêu tốn của kho bạc Mỹ ít nhất là 10 tỷ USD.