Ấn phẩm này lưu ý rằng chiến lược hạt nhân của Liên Xô đã dựa trên chính sách "không sử dụng đầu tiên", có nghĩa là nhà nước từ chối sử dụng vũ khí hạt nhân, trừ khi chính quốc gia bị xâm phạm hạt nhân.Tuy nhiên, theo NI, Nga hiện nay đã từ bỏ chính sách này và vào năm 2000 đã phát triển học thuyết quân sự mới. Theo đó, chính phủ Nga có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp có nguy cơ thất bại hoặc đe dọa đánh bại các lực lượng vũ trang chung của Nga. Như ấn bản nhận định, học thuyết quân sự Nga năm 2010 xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong những tình huống "gây nguy hiểm đối với sự tồn tại của nhà nước".
NI nhấn mạnh rằng " hoạt tính xâm lược của Nga" có thể xảy ra đối với các quốc gia Baltic sẽ dẫn đến cuộc phản công của lực lượng NATO. Đồng thời, các chuyên gia tin rằng lực lượng vũ trang truyền thống của Nga sẽ bị đánh bại bởi vì chỉ một phần nhỏ các binh chủng được chuẩn bị và trang bị tốt. Và nếu NATO tấn công các cơ sở quân sự bên trong Nga hoặc lực lượng của liên minh Bắc Đại Tây Dương xâm nhập vào lãnh thổ Nga, thì Matxcơva sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để chống lại cuộc tấn công lực lượng của NATO.
Một số chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng Nga có kho vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn đáng kể so với Liên Xô. Theo các ước tính khác nhau, ngày nay phía Nga có từ một đến bốn nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân không mang tính chiến lược.Cũng có chuyên gia thậm chí nói rằng Nga hiện nay không có vũ khí hạt nhân chiến thuật sẵn sàng sử dụng.