Việt Nam "ngả về ai' trong quan hệ quân sự với Nga- Mỹ?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamBộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giáo sư Carl Thayer và chuyên gia Anton Tsvetov đã dự đoán những bước tiến mới trong quan hệ QP Việt-Nga và Việt-Mỹ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng QP Nga, Mỹ.

Tuần qua đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với ngoại giao quốc phòng Việt Nam, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lần lượt có chuyến thăm chính thức tới Hà Nội.

Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson đến Việt Nam làm gì?

Lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã diễn ra vào sáng 23/1. Trong khi đó, theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam từ ngày 24-26/1.

Chuyến thăm của hai vị Bộ trưởng tới Việt Nam được dự đoán sẽ mang tới những bước tiến mới trong quan hệ đối tác Việt-Nga, cũng như Việt-Mỹ.

Mỹ có thể mang tới cho Việt Nam thêm nhiều thỏa thuận

Ông Anton Tsvetov — chuyên gia về An ninh và Chính sách đối ngoại tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược (Moscow) cho rằng, chuyến thăm của Bộ trưởng Nga Sergei Shoigu đến Việt Nam (sau khi tới Myanmar và Lào) là một nỗ lực nhằm tái khẳng định sự hiện diện của Nga trong khu vực Đông Nam Á.

Đây cũng là một bước đi quan trọng đối với ngành xuất khẩu quốc phòng Nga, bởi Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là thị trường trọng yếu đối với Nga.

Theo chuyên gia Tsvetov, có vẻ như trong tương lai gần, Nga vẫn sẽ là đối tác quốc phòng số 1 của Việt Nam, bởi chi phí chuyển đổi sang các hệ thống vũ khí mới rất đắt đỏ.

© REUTERS / KhamBộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội

Tuy nhiên, sẽ có giới hạn trong mối quan hệ đối tác giữa hai phía, vì Nga còn có những lợi ích địa chính trị khác trong khu vực. Chính tại điểm này, mối quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Mỹ sẽ có ích đối với Việt Nam.

"Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis có thể mang tới cho Việt Nam nhiều thỏa thuận hơn và nhiều sự hỗ trợ hơn trong việc tăng cường năng lực hàng hải. Ngoài ra, Mỹ và Việt Nam có thể sẽ tăng cường thúc đẩy các chương trình huấn luyện và đào tạo chung, trong khuôn khổ mối quan hệ ngoại giao quân sự" — ông Tsvetov dự đoán.

Song, vị chuyên gia cũng lưu ý, một khi Việt Nam vẫn muốn duy trì vị thế độc lập trong các mối quan hệ chiến lược thì có lẽ Nga vẫn sẽ là đối tác then chốt của Việt Nam trong chương trình mua sắm quốc phòng.

© Sputnik / Eugene Odinokov / Chuyển đến kho ảnhTiêm kích mặt trận đa năng MiG-35 trong chuyến bay trình diễn tại Triển lãm-Hội chợ MAKS-2017 ở ngoại ô Matxcơva.
Tiêm kích mặt trận đa năng MiG-35 trong chuyến bay trình diễn tại Triển lãm-Hội chợ MAKS-2017 ở ngoại ô Matxcơva.  - Sputnik Việt Nam
Tiêm kích mặt trận đa năng MiG-35 trong chuyến bay trình diễn tại Triển lãm-Hội chợ MAKS-2017 ở ngoại ô Matxcơva.

Những chủ đề được quan tâm

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Mattis: Các nhà ngoại giao Mỹ sẽ luôn luôn có thể "nói chuyện từ vị thế sức mạnh"
Trong khi đó, qua email gửi tới cho chúng tôi, ông Carl Thayer — Giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia) cho rằng, hai chuyến thăm liên tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Mỹ tới Việt Nam không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà đây là minh chứng cho chính sách "đa dạng hóa và đa phương hóa" của Việt Nam trong mối quan hệ đối với các nước lớn.

Theo vị chuyên gia, ông Shoigu tới Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và mong muốn Việt Nam tiếp tục ủng hộ vai trò của Nga đối với tình hình an ninh Đông Á.

Đề cập tới các vấn đề có thể được thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Shoigu, ông Thayer cho rằng Bộ trưởng Nga có lẽ sẽ thảo luận với Đại tướng Ngô Xuân Lịch về mức độ hiệu quả trong hoạt động hợp tác giữa hai phía từ trước tới nay.

© REUTERS / KhamBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội

Vấn đề này bao gồm việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết, hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, thúc đẩy thêm các thỏa thuận vũ khí và hợp tác trong huấn luyện quân sự.

Các chủ đề chính sẽ tập trung vào việc Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam bảo dưỡng các phương tiện chiến đấu và hệ thống vũ khí mà họ đã cung cấp trước đó (như Su-30, tàu hộ vệ Gepard, tàu ngầm Kilo), đào tạo và huấn luyện quân sự chuyên nghiệp, cũng như khả năng tiến tới các thỏa thuận vũ khí mới giữa hai phía.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại cuộc gặp Bộ trướng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm Việt Nam
Trong khi đó, theo ông Thayer, mục tiêu chính của Bộ trưởng Mỹ James Mattis trong chuyến thăm Việt Nam lần này là làm rõ Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia (NDS) mà Mỹ mới công bố gần đây, với nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng của những quốc gia đối tác đang cùng Mỹ thiết lập trật tự ổn định trong khu vực.

Ông Mattis có thể thảo luận với phía Việt Nam về mức độ hợp tác mà hai phía có thể tiến tới để thiết lập cấu trúc an ninh mạng lưới, góp phần củng cố sự ổn định và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như nhiều vấn đề quan trọng khác đã được đề cập trong Tuyên bố Tầm nhìn chung năm 2015.

Tuy nhiên, theo ông Thayer, chuyến thăm của Bộ trưởng Mattis hướng tới mục tiêu ở tầm chiến lược nên khó có khả năng hai phía tiến tới một Biên bản ghi nhớ (MOU) cụ thể liên quan tới việc cung cấp vũ khí.

Thay vào đó, hai bên có thể sẽ đưa ra Tuyên bố chung để thiết lập đường lối cho mối quan hệ quốc phòng song phương nói chung, đồng thời lưu ý các lĩnh vực hợp tác cụ thể.

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала