Tất cả điều này gây ra nỗi phiền muộn đối với giới chuyên gia phương Tây. Gần đây, tạp chí Southeast Asia Globe đã công bố một bài báo của Paul Millar, trong đó tác giả phàn nàn rằng: tại Campuchia " niềm hy vọng về dân chủ đã tắt ngấm".
Đối với vấn đề: liệu dân chủ có tồn tại ở một nước hay nước khác, luôn luôn khó có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Anh và Israel liệu có được coi là các nước dân chủ hay không trong khi hai quốc gia này không có hiến pháp? Liệu Hoa Kỳ có thể được coi là một quốc gia dân chủ nếu tổng thống ở nước này được bầu gián tiếp? Phương Tây liên tục lên án các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước Đông Nam Á vi phạm nhân quyền, có nghĩa là các chế độ tồn tại ở những nước này không đủ dân chủ.
Đây có phải là một thất bại của phương Tây không? Nếu xét từ quan điểm của trạng thái đối đầu một khối hoặc đối đầu nền văn minh, thì có thể nói như vậy. Nhưng tốt hơn hết, cần xem xét vấn đề này từ quan điểm lợi ích thiết yếu của người dân Campuchia. Theo quyền lợi của nhân dân Campuchia, thì không phải các giá trị trừu tượng của nền dân chủ tự do, mà chính là sự phát triển kinh tế tiến bộ, điều mà Trung Quốc, Việt Nam và các nước láng giềng khác trong khu vực có thể giúp họ được nhiều nhất.