Trang tin Sina Trung Quốc ngày 04/02 cho biết, tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 thứ tư của hải quân Việt Nam đã đưa trở về vịnh Cam Ranh hôm 24/01.
Việc biên chế tàu này sẽ tăng cường thực lực cho hải quân Việt Nam. Hà Nội đã có kế hoạch triển khai tàu này làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông.
Chiến hạm mới này được xếp vào loại tàu hộ vệ hạng trung, do nhà máy Zelenodolsk thiết kế, có lượng giãn nước trên dưới 2000 tấn, phạm vi hành trình tối đa khoảng 5000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 45 ngày.
Đối với hải quân Việt Nam, Gepard là tàu chiến chủ lực. Tàu chiến mặt nước lớp trên 1.000 tấn của hải quân Việt Nam chỉ có 4 chiếc lớp Gepard và 5 chiếc lớp Petya.
Điểm mạnh của loại tên lửa chống hạm này hoàn toàn không phải ở tốc độ, mà là hiệu quả tấn công của nó. Tờ Sina nhấn mạnh, "Nếu bị bắn trúng một quả tên lửa này thì tàu sân bay Liêu Ninh cơ bản mất đi khả năng tác chiến".
Hơn nữa, Gepard của Việt Nam tuy chỉ có lượng giãn nước chỉ 2.100 tấn, nhưng trang bị đến 8 quả tên lửa chống hạm Uran có tầm bắn 130 km. Theo Sina, một khi tiến hành tấn công tập trung thì nó chẳng khác nào "sát thủ tàu sân bay thực sự", hiệu quả sẽ là vô cùng ghê gớm.
Sau khi 2 tàu Gepard 3.9 này được bàn giao và đưa vào phục vụ, Hải quân Việt Nam sẽ có 4 tàu hộ vệ tên lửa với 2 chiếc chuyên chống hạm và 2 chiếc còn lại có thêm khả năng chống ngầm.
Ngoài ra, Sina cũng lưu ý, tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 còn được trang bị vài quả tên lửa phòng không tầm ngắn, có khả năng phòng không điểm.
Tuy nhiên, nhiệm vụ hàng đầu của Hải quân Việt Nam vẫn là phòng thủ biển. Vì vậy, dưới sự yểm trợ của lực lượng Không quân và hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm, tàu hộ vệ chỉ cần phòng không "điểm" là đã đủ.
Theo: Sina, Báo Đất Việt