"Các chuyên gia PR của Anh không thể chấp nhận việc những người dân trong nước có thể tự suy nghĩ, tự đọc cái gì đó khác với "Times" và tự bỏ phiếu theo ý muốn", — bà Simonyan nhận xét.
Trước đó, các phương tiện truyền thông Anh loan báo nghiên cứu của hãng 89up về "những nỗ lực của Nga" nhằm tác động đến kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ở Anh. Theo phân tích ở đó thì các tin bài của truyền thông Nga, cụ thể là của RT và Sputnik, cũng như độ ưa chuộng của họ trong các mạng xã hội đã có ảnh hưởng lớn với Brexit, nhiều gấp bốn lần so với chiến dịch vận động chính thức để đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Kết quả được gửi đến các Ủy ban nghị viện tham gia điều tra về "sự can thiệp" của Nga.
Nga nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng Matxcơva cố gắng tác động đến những cuộc bầu cử ở các quốc gia khác nhau, còn Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov gọi đó là cáo buộc "tuyệt đối vô căn cứ".
Cuộc trưng cầu dân ý về Brexit đã diễn ra vào tháng Sáu 2016. 51,89% người Anh bỏ phiếu tán thành rời khỏi Liên minh châu Âu.