Ngày 10 tháng 2, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có cuộc gặp bên lề Thế Vận Hội kéo dài gần 3 giờ đồng hồ với Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam, và bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un. Điểm nhấn của cuộc tiếp xúc này là Tổng thống Hàn Quốc đã nhận lời mời của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tới Bình Nhưỡng vào một ngày sớm nhất để tiến hành hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc và nước ngoài đều ghi nhận, là con trai của một người tị nạn từ miền Bắc Triều Tiên và người chủ trương tái lập quan hệ với miền Bắc — Tổng thống Moon Jae-in có thể thực hiện chuyến thăm tới CHDCND Triều Tiên, vì ông muốn đi vào lịch sử như một người bảo đảm dẫn tới giải pháp hòa giải giữa hai miền Triều Tiên. Điều đáng chú ý là, sau cuộc tiếp xúc với phái đoàn Bắc Triều Tiên, ông Moon Jae-in từ chối tổ chức cuộc gặp ba bên với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, có lẽ ông Moon có cơ sở để nghĩ rằng, tại cuộc gặp này đại diện của Mỹ và Nhật sẽ cố gắng ép buộc ông lại quay trở về đường lối chính sách cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên.
Bên lề Olympic, ông Abe đã tổ chức một cuộc đàm thoại ngắn với người đứng đầu phái đoàn CHDCND Triều Tiên Kim Yong-nam và yêu cầu Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình tên lửa hạt nhân và giải quyết vấn đề công dân Nhật bị tình báo Bắc Triều Tiên bắt cóc hồi những năm 1970. Nhưng phái đoàn Mỹ và Bắc Triều Tiên từ chối gặp nhau ở Pyeongchang. Tuy nhiên, ngày 11, trả lời phỏng vấn tờ The Washington Post, ông Pence bất ngờ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với CHDCND Triều Tiên mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng không dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Ông ta gọi đó là một sự kết hợp của áp lực tối đa và tương tác.
"Hiện tại chưa có lý do để nói về việc giảm căng thẳng. Ngay sau khi Thế vận hội Olympic và Paralympic kết thúc, Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiếp tục các cuộc tập trận chung trên đất liền và trên biển gần Bắc Triều Tiên. Có thể không nghi ngờ gì rằng Bình Nhưỡng sẽ không bắt phải chờ đợi lâu. Họ có thể đáp trả bằng cách tiến hành thử nghiệm mới tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Tokyo sẽ kêu gọi gia tăng áp lực lên Bắc Triều Tiên. Nhưng gia tăng như thế nào nữa? Tất cả các biện pháp có thể đều đã được thực hiện. Bây giờ chỉ còn các biện pháp quân sự. Có cảm tưởng rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản hài lòng với tình hình, khi mà với chương trình hạt nhân và vũ khí hạt nhân của mình, Bình Nhưỡng tiếp tục là nguồn gốc căng thẳng. Mọi người đều hiểu rằng Kim Jong-un sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân, bởi vì đối với ông ta, điều đó giống như tự sát."
"Các phác thảo chung về quan điểm của các bên liên quan đến vấn đề Triều Tiên vẫn không thay đổi. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên chắc gì sẽ muốn nói về việc từ bỏ chương trình hạt nhân. Chủ đề thảo luận có thể là lệnh cấm Bắc Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, nhưng không chắc Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ từ chối tập trận chung. Theo quan sát, căng thẳng leo thang chính trong giai đoạn tiến hành các cuộc tập trận chung trên bán đảo Triều Tiên. Như vậy, "tiết trời trở ấm" trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể phát triển thành quan hệ ấm lên với điều kiện ban lãnh đạo Hàn Quốc sẽ có đủ ý chí chính trị để đảo ngược xu thế đối đầu, và các cầu thủ bên ngoài sẽ không ngăn cản điều đó".