Điều đó phù hợp với chính sách của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên. Chuyên gia Alexander Vorontsov, người đứng đầu Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với Sputnik khi bình luận về "nền ngoại giao Olympic" tại Pyeongchang. Rất khó dự đoán "tuần trăng mật" giữa hai miền Triều Tiên sẽ kéo dài bao lâu, bởi vì ở đây có một yếu tố mạnh mẽ — Hoa Kỳ. Trong thâm tâm Washington không tán thành sự "tan băng" giữa hai miền Triều Tiên, họ có nhiều khả năng tác động đến Hàn Quốc cũng như đến toàn bộ tình hình trên bán đảo Triều Tiên, — chuyên gia cho biết.
Các nhà quan sát nhận xét thêm rằng, Nhật Bản và Hoa Kỳ không tham gia hoạt động "ngoại giao Olympic" của CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Hàn Quốc. Sau chuyến thăm Hàn Quốc tham dự các hoạt động ở Pyeongchang, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nói với "Washington Post" rằng, trong suốt chuyến đi, ông đã hai lần thảo luận với Tổng thống Moon Jae-in về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Hai bên đã đồng ý tiếp tục đối tác với CHDCND Triều Tiên. Theo kế hoạch sơ bộ, ở giai đoạn đầu tiên Hàn Quốc sẽ tiến hành cuộc đàm phán với CHDCND Triều Tiên, và sau đó Hoa Kỳ sẽ xem xét khả năng tham gia cuộc đối thoại. Đồng thời, Mỹ sẽ tiếp tục tăng áp lực lên Triều Tiên trong lĩnh vực kinh tế và chính sách đối ngoại, ông Mike Pence cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Ba Dianjun, Giám đốc Trung tâm Đông Bắc Á tại đại học Cát Lâm (Trung Quốc) nói lên ý kiến tương tự:
Các cuộc thi đấu thể thao quy mô lớn và các cuộc tiếp xúc văn hoá chắc chắn có ý nghĩa chính trị. Thế vận hội Olympic mùa đông ở Pyeongchang được đánh dấu bằng nhiều sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ và "bộ đôi" chính trị Mỹ-Hàn đã làm cho sự căng thẳng có thể dễ dàng bùng phát bất cứ lúc nào. Lịch sử nền ngoại giao biết các "công cụ" như ngoại giao bóng bàn Trung Quốc, ngoại giao bóng rổ Bắc Hàn-Mỹ. Về mặt này, Thế vận hội Pyeongchang có thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Ví dụ, Bắc Triều Tiên đã bãi bỏ cuộc tập trận quân sự vào ngày 8 tháng Hai. Điều đó đã tạo ra bầu không khí thuận lợi hơn cho sự hòa giải liên Triều.
Tình hình sẽ diễn biến như thế nào sau Thế vận hội? Trong một thời gian ngắn — mà Thế vận hội chỉ kéo dài gần nửa tháng — không thể giải quyết những mâu thuẫn đã tích lũy trong mối quan hệ liên Triều, trong quan hệ Triều Tiên-Mỹ, trong tình huống căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Vấn đề phức tạp không thể được giải quyết ngay lập tức. Nhưng, nếu trong thời gian ngắn của Thế vận hội các bên giải quyết được những vấn đề đó, thì chắc chắn sẽ vượt quá ước tính lạc quan nhất.
Cả hai bên đều coi trọng "bước nhảy vọt" trong mối quan hệ liên Triều, và đánh giá cao những kết quả đạt được. Trong đó có cả bầu không khí thân thiện tại các cuộc tiếp xúc cấp cao. Chúng tôi thấy rằng cả hai bên đều đánh giá cao những gì đã xảy ra. Và cả hai miền Triều Tiên đều chủ trương tiếp tục quá trình này. Dù có những trở ngại rất nghiêm trọng. Nhưng, nếu nói về các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của hai miền Triều Tiên và Trung Quốc, họ sẽ cố gắng duy trì và phát triển quá trình này. Dù đây không phải là một yêu tố tác động mạnh nhất đến tình hình chiến lược quân sự trên bán đảo Triều Tiên, nhưng vẫn là một yếu tố rất quan trọng.
Tính năng động cao, việc mở rộng mối liên hệ liên Triều không chỉ riêng trong lĩnh vực thể thao là một tín hiệu cho nước đồng minh cao cấp — Hoa Kỳ.Tín hiệu này cho thấy rằng, Hàn Quốc, ban lãnh đạo và phần lớn người dân của nước này đều chống lại giải pháp quân sự cho vấn đề CHDCND Triều Tiên, chống lại cuộc tấn công quân sự giới hạn đang được thảo luận tích cực tại Washington. Dù muốn hay không thì Hoa Kỳ cũng phải tính đến điều đó.