Trước đó, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách hạt nhân và tên lửa phòng thủ, Robert Sufer nói Mỹ có thể từ bỏ kế hoạch triển khai các tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân trên biển như được nêu trong học thuyết mới, nếu Nga sẽ tuân thủ Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF).
"Đối với Mỹ các tên lửa hành trình trên biển là một phần của sức mạnh quân sự có thể sử dụng trong các xung đột hiện tại và tương lai, vì vậy họ sẽ không chịu hạn chế loại vũ khí này. Còn nỗ lực đòi hỏi Nga cái gì đó chỉ là sự đánh tráo khái niệm và các sự kiện," — ông Korotchenko nói.
Theo ông, Mỹ không hề có ý định tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán về hạn chế triển khai tên lửa hành trình trên biển mang đầu đạn thông thường và hạt nhân từ thời Xô Viết. Giờ đây lại càng khó thể có chuyện như vậy.
Hiệp ước INF được ký kết ngày 8 tháng 12 năm 1987 trong chuyến thăm Washington của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Đây là lần đầu tiên một bộ phận đáng kể tên lửa có tầm bắn từ 500-1000 và 1000-5500 km lọt danh sách cắt giảm, gồm cả các tên lửa R-12 và R-14 mà Liên Xô từng bố trí ở Cuba năm 1962, gây nên vụ khủng hoảng tên lửa Caribe.