Đặc biệt mật độ du lịch tăng vào những ngày lễ Tết Nguyên đán truyền thống, thời gian có kỳ nghỉ dài nhất. Theo các nhà nghiên cứu từ London, dòng khách du lịch chính của người Việt hiện nay là các chuyến tham quan Trung Quốc.
Thông tin này tuy thú vị nhưng ở đây liệu có gì khác lạ? Người Nga cũng thích đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ đón Năm mới kéo dài gần 10 ngày. Dù những năm gần đây phần lớn người Nga gặp khó khăn về tài chính, đầu năm 2017 số lượng chuyến đi ra nước ngoài của công dân Nga vẫn tăng 10% so với năm trước. Hướng đi du lịch thịnh hành của người Nga hiện nay là Đông Nam Á.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích từ London, sự tăng trưởng du lịch từ Việt Nam nên được đánh giá như một thay đổi trong các giá trị ưu tiên của người Việt Nam ở độ tuổi từ 30 đến 55. Gia tăng phúc lợi, hình thành tầng lớp trung lưu hiện đại dẫn đến thực tế những người Việt trẻ có thể cho phép mình chi tiêu thu nhập không chỉ để ăn uống hay mua sắm quần áo mà còn tích lũy cho các chuyến du lịch, tham quan trong và ngoài nước. Nhờ những thay đổi tích cực trong cuộc sống, người Việt Nam có thể dành nhiều thời gian hơn cho thể thao, nghệ thuật, v.v.
Khó thể tin là hơn 30 năm trước (trước khi Đảng Cộng sản bắt đầu thực hiện chính sách cải cách "đổi mới"), một người Việt Nam trung bình sẽ có thể đi du lịch nước ngoài. Nhiệm vụ của mỗi gia đình vào dịp trước Tết là kịp xử lý những tấm phiếu hàng phân phối để có một mâm cỗ ngày Tết tươm tất. Khi ấy, luật pháp nước CHXHCN Việt Nam cũng vô cùng hạn chế việc tự do đi lại ở nước ngoài.
Với các công dân Nga, những thay đổi xảy ra giai đoạn 1980-1990 cũng rất quan trọng. Ở nước Nga dân chủ, bất cứ ai cũng có co hội đi ra nước ngoài và điều này đã tạo động lực quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch.
Cùng với các cơ hội mới là sự xuất hiện của nhiều thị hiếu mới.