Tờ báo của Trung Quốc cho biết, các đơn vị đầu tiên của lực lượng đặc biệt trong Quân đội Việt Nam được "manh nha" từ trước năm 1967, họ đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm phong phú khi đối đầu với Quân đội Pháp và Hoa Kỳ.
Binh chủng Đặc công của Việt Nam đã phát triển kỹ năng chiến đấu của họ lên hàng đỉnh cao của thế giới, họ được trang bị hết sức đơn giản tuy nhiên lại cực kỳ hiệu quả do đề cao phẩm chất kiên nhẫn, tinh nhuệ và các chế độ hoạt động hợp lý, gây kinh hoàng lớn cho kẻ địch.
Ban đầu, kinh nghiệm chiến đấu của Đặc công Việt Nam thu được từ thực tế chiến đấu tại các địa hình đặc trưng. Sau này nhờ đưa được một số học viên đi đào tạo thêm tại Liên Xô và các quốc gia đồng minh mà trình độ của họ đã tăng vọt.
Theo điều kiện địa lý của đất nước, Bộ đội Đặc công Việt Nam thường bám sát các kênh rạch, ao hồ để triển khai lực lượng, vũ khí trang bị của họ không bao gồm nhiều khí tài tối tân như đặc nhiệm nước ngoài, tuy vậy vẫn tỏ ra đặc biệt nguy hiểm.
Báo này dẫn lời kể lại của các sĩ quan Đặc công Việt Nam, điều đó giúp cho họ trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với vật cản ví dụ như chỉ cần chạm khẽ vào râu mìn là nhận ra ngay, điều này không thể có được khi mang theo trang phục tác chiến rườm rà.
Trong bài tập trên đất liền, lính Đặc công được yêu cầu phải nằm yên dưới cát nóng hoặc thảm cỏ trong nhiều giờ liền, có khi cả ngày, chỉ cử động với tốc độ rất chậm rãi khiến cho con mắt quan sát của kẻ địch không nhận ra sự thay đổi.
Đối với Đặc công nước, người lính phải thả trôi trên biển trong hàng chục giờ, bơi việt dã qua quãng đường dài 20 km, đôi khi họ còn phải mang theo những quả mìn có trọng lượng và sức công phá rất lớn.
Theo Sina, để làm được điều đó, việc luyện tập chăm chỉ hàng ngày là không thể xem nhẹ, trình độ thể lực, võ thuật, tài bắn súng và kỹ năng ngụy trang của Bộ đội Đặc công Việt Nam có thể xem như một mẫu mực trên thế giới, đáng kể nghiên cứu và học tập.
Nguồn: Báo Đất Việt