Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Tư vấn TP.HCM ngược chiều tư vấn Pháp

© Ảnh : zing.vnMáy bay ngập trên không và đường băng tại Tân Sơn Nhất
Máy bay ngập trên không và đường băng tại Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam của tư vấn Pháp ADPi tương tự với phương án được đưa ra trước đó của Bộ GTVT và tư vấn Bộ Quốc phòng, nhưng trái với đề xuất của tổ tư vấn TP.HCM.

TP.HCM muốn mở về phía bắc

Trao đổi với Thanh Niên, PGS — TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không (Đại học Bách khoa TP.HCM), thành viên nhóm chuyên gia cố vấn phương án mở rộng Tân Sơn Nhất được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thành lập, cho biết quan điểm nhất quán của nhóm tư vấn và TP.HCM là mở rộng về phía bắc.

Sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Lấy sân golf Tân Sơn Nhất làm 'hậu cần' khu bay?
Theo ông Tống, nhóm tư vấn đã đưa ra 2 phương án đều mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên phía bắc. Phương án thứ nhất là giữ nguyên 2 đường băng hiện hữu và phương án hai là mở thêm đường băng thứ 3.

Chuyên gia này cho rằng, đề xuất mở rộng về phía nam của tư vấn Pháp ADPi đã chưa tính hết vấn đề giao thông kết nối vào sân bay. "Hiện tại, khu vực phía nam đã rất bí bách kết nối giao thông, các cung đường phía nam từ đường Trường Chinh, Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ… đều đã kẹt xe, nếu tiếp tục mở về phía nam sẽ càng trầm trọng thêm", ông Tống nói, và cho rằng, việc mở rộng về phía bắc sẽ giải tỏa được bài toán ùn tắc khi một lưu lượng lớn khách đi vào phía bắc, không thông qua trung tâm thành phố ở phía nam.

Cũng theo ông Tống, năm 1994, TP.HCM đã có quy hoạch và được Thủ tướng phê duyệt, theo đó diện tích đất sân bay Tân Sơn Nhất dành cho khu vực dân sự là 1.120 ha."Sân golf là chuyện làm sai với quy hoạch, việc tính toán làm sân bay đến đâu lấy lại diện tích sân golf đến đó là không cần thiết. Vì đất sân golf là đất sân bay, nên giải tỏa sân golf có thể làm thêm nhà ga hành khách hoặc xây các khu vực phụ trợ như airport city", ông Tống nói.

Băn khoăn về dự báo của tư vấn Pháp

Có đến 70% xe 2 bánh và 62% xe 4 bánh lưu thông trên đường Trường Sơn nhưng lại không vào sân bay. - Sputnik Việt Nam
Đề xuất mượn đất quốc phòng mở đường giải cứu sân bay Tân Sơn Nhất
Tại cuộc họp chiều 27.2 của Bộ GTVT, phản biện nghiên cứu quy hoạch của công ty tư vấn, TS Dương Như Hùng (Đại học Bách khoa TP HCM), cho rằng dự báo của tư vấn chưa có cơ sở khoa học nên kết quả chưa tin cậy. Với mức độ tăng trưởng hàng không là 14% trong 10 năm qua, lưu lượng hành khách từ 44 triệu năm 2020 lên 51 triệu vào năm 2025 là "chưa chính xác và xa rời thực tế".

Ông Hùng cho rằng, một số nghiên cứu đã dự báo đến 2025 lưu lượng hành khách qua Tân Sơn Nhất có thể tới 80 triệu lượt hành khách, phù hợp với các dự báo của Boeing, Hiệp hội hàng không quốc tế.

Cùng quan điểm này, theo ông Tống, tổ tư vấn của Bí thư Thành ủy TP.HCM đưa ra dự báo lưu lượng hành khách và công suất tại Tân Sơn Nhất tới năm 2025 có thể đạt tới 70 triệu khách.

"Các tư vấn như ADPi hay ADCC của Bộ Quốc phòng đều cho rằng công suất Tân Sơn Nhất tới năm 2025 chỉ khoảng 50 — 51 triệu khách/năm, vì khi đó đã có sân bay Long Thành bổ sung. Nhưng dự báo tầm xa cần tính tới việc sân bay Long Thành có thể không đúng hẹn vào năm 2025, khi đó Tân Sơn Nhất vẫn phải đáp ứng đủ nhu cầu", ông Tống nhìn nhận.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam
Vì sao vẫn chưa quyết thu hồi sân golf để mở rộng Tân Sơn Nhất?
Trong khi đó, góp ý cho phương án được tư vấn Pháp đưa ra, một hãng hàng không trong nước cho rằng, đánh giá của ADPi đến năm 2025, sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đạt khoảng 51 triệu hành khách và sản lượng hàng hóa đạt khoảng 960.000 tấn hàng hóa chưa đủ cơ sở.

Lý do, dự báo của ADPi tương đương với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 4,5%/năm đối với sản lượng vận chuyển hành khách và 5,5%/năm đối với sản lượng vận chuyển hàng hóa (giai đoạn 2017 — 2025).So sánh kết quả trên với số liệu dự báo của các tổ chức uy tín (IATA, Boeing, Airbus) thì dự báo ADPi đưa ra khá thấp. Trong trường hợp thực tế khai thác các năm tới (đặc biệt trong giai đoạn 2021 — 2025) cao hơn so với dự báo của ADPi (rất nhiều khả năng xảy ra), Tân Sơn Nhất sẽ lại tiếp tục đối mặt với các khó khăn và tình trạng tắc nghẽn…

Các giai đoạn mở rộng Tân Sơn Nhất theo tính toán của tổ tư vấn TP.HCM

Năm 2018 — 2020: Xây nhà ga T3 với năng suất 10 triệu khách 1 năm, tại phía nam, để đáp ứng nhu cầu trước mắt trong vài năm tới; quy hoạch và xây dựng đường vành đai xung quanh sân bay.

Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế xây dựng phương án mở rộng Tân Sơn Nhất
Năm 2020 — 2022: Xây nhà ga hành khách T4 ở phía bắc, năng suất 20 triệu khách mỗi năm; đường lăn, bãi đỗ theo phương án một nhưng dịch ra phía bắc nhiều hơn để dành chỗ làm đường băng thứ ba; cải tạo và mở rộng các nhà ga hành khách T1, T2 và T3 ở phía nam, nâng tổng năng suất lên mức 55 triệu khách/năm.

Năm 2022 — 2025: Xây đường băng thứ ba dài 2.400 m theo phương án hai. Hoàn thiện hệ thống đường lăn, sân đỗ đồng bộ với đường băng thứ ba; mở rộng nhà ga hành khách T4 phía bắc để có năng suất 35 triệu khách/năm — nhằm nâng tổng năng suất các nhà ga T1, T2, T3 và T4 lên mức 70 triệu khách/ăm, và hoàn thiện hệ thống các công trình phía bắc…

Nguồn: Thanh Niên

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала