"Lần đầu tiên trong lịch sử, trong vòng một năm đồng thời có chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Nga (tháng Bảy) và chuyến thăm của Tổng thống nước ta Vladimir Putin vào tháng Mười Một tại Đà Nẵng, tham gia hội nghị thượng đỉnh APEC, và tại đó đã tổ chức cuộc gặp gỡ song phương.
Trong các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta, những mặt hàng mới đã xuất hiện, ví dụ như hạt và bột mỳ, thịt và các sản phẩm từ thịt, giấy và thuốc chữa bệnh. Tôi nghĩ rằng đây là kết quả tích cực có được sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á — Âu (bao gồm năm quốc gia — Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) có hiệu lực kể từ ngày 05 Tháng Mười 2016.
Năm ngoái, hơn 574 nghìn du khách Nga đã đến thăm Việt Nam. Một kỷ lục khác cũng quan trọng: hơn 100 nghìn người Việt Nam đã đến Nga, bao gồm cả khách du lịch.
Việt Nam trong năm học hiện tại, đã nhận được một ngàn học bổng chính phủ Nga dành cho đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh, vượt xa các các nước không thuộc SNG khác.
Cuối cùng danh sách "những cái nhất" trong năm ngoái sẽ không trọn vẹn nếu không đề cập đến việc tổ chức lễ kỷ niệm tầm cỡ lớn nhất trên thế giới tại Việt Nam nhân 100 năm Cách mạng Tháng Mười, hay như bây giờ được các nhà sử học Nga hiện đại gọi là Đại Cách mạng Nga.
Năm ngoái, đã đi vào giai đoạn triển khai thực tế ở Nga dự án quy mô lớn của công ty tư nhân Việt Nam «TH True Milk», dự định mở các cơ sở trong mạng lưới trang trại bò sữa hiện đại, chế biến sữa, trồng rau, hoa và cây thuốc trong khu vực Moskva, Kaluga, Primorsky, Bashkortostan và một số khu vực khác. Tôi tin rằng nếu người đứng đầu công ty, bà Thái Hương, chỉ riêng đầu tư vào khu vực Moskva đã là 2,7 tỷ đôla Mỹ, thực hiện thắng lợi dự án của mình, mà bà tin chắc vào điều đó, thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp bước theo sau.
Giới kinh doanh chúng tôi cũng cần mạnh dạn tiến vào Việt Nam, không phải tự nhiên mà trong những năm gần đây, các nhà sản xuất lớn nhất thế giới của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU và các nước khác ồ ạt "di cư" đến đây từ Trung Quốc. Nhưng các doanh nghiệp chúng ta cần phải hiểu rằng Việt Nam ngày nay — đó là khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất, cần phải học cách làm việc theo các tiêu chuẩn quốc tế và khéo léo sử dụng lợi thế cạnh tranh, vì vậy nguyên tắc chỉ "sử dụng phần tiền còn lại" ở đây là phản tác dụng ".
"Trong đời sống chính sách đối ngoại của chúng tôi, cái gọi là "năm bản lề" chỉ được thực hiện với các đối tác hàng đầu và quan trọng nhất. Việt Nam theo truyền thống nằm trong số đó, được ghi trong Khái niệm Chính sách Đối ngoại của Liên bang Nga. Trên thực tế "năm bản lề" rộng rãi hơn nhiều so với "lễ hội văn hoá" thông thường.
Hiện tại, theo quyết định của các nhà lãnh đạo hai quốc gia, chúng tôi đã bắt đầu thỏa thuận về kế hoạch hành động trong "năm bản lề", trong các hoạt động chính thức cũng như tiềm năng to lớn của nền ngoại giao nhân dân"