"Nếu chúng tôi không có áp dụng biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này, Salisbury sẽ không phải là chỗ cuối cùng mà chúng tôi sẽ theo dõi việc sử dụng vũ khí hoá học. Nó có thể được sử dụng tại New York hoặc tại bất kỳ quốc gia nào khác có mặt tại Hội đồng Bảo an", — bà Haley nói.
Theo bà, "đây là thời điểm xác định".
Bà lưu ý rằng sẽ không có sự tín nhiệm với Hội đồng Bảo an LHQ nếu "chúng tôi không thể đưa nước Nga ra công lý".
Cuộc họp được tiến hành theo sáng kiến của Vương quốc Anh. Phía Anh tuyên bố rằng Matxcơva đã tham gia vào việc ngộ độc với cựu đại tá Skripal đã làm việc cho cơ quan tình báo Anh. Phía Nga bác bỏ buộc tội này.
Hôm thứ Tư, bà May tuyên bố liên quan đến trường hợp của cựu Đại tá GRU Sergei Skripal, London yêu cầu trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và đình chỉ tất cả các liên lạc song phương với Nga, cũng như hủy bỏ lời mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đến thăm thủ đô của nước Anh. Phía Nga đã phủ nhận có dính líu trong vụ đầu độc cựu sĩ quan GRU Sergei Skripal.
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố rằng "chắc có sự tham gia của Nga" trong vụ "đầu độc" viên cựu đại tá an ninh Skripal và con gái Yulia của ông này bằng chất độc thần kinh bí hiểm. Theo thông báo của Anh, hôm 4 tháng 3 tại Salisbury, người ta phát hiện Skripal và con gái ông ở trạng thái bất tỉnh do chịu tác động của chất độc thần kinh có nguồn gốc Nga.
Bộ Ngoại giao Nga nhận xét rằng tuyên bố của bà Theresa May về "vụ Skripal" là "màn xiếc trong nghị trường Anh", và chỉ ra rằng phía Anh bắt đầu chiến dịch thông tin và chính trị nhằm mục đích khiêu khích.