15 năm về trước Mỹ bắt đầu tấn công vào Iraq

© AP Photo / Jerome Delayquân đội Mỹ ở Iraq, năm 2003
quân đội Mỹ ở Iraq, năm 2003 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày 20 tháng 3 năm 2003, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu đã bắt đầu chiến dịch quân sự xâm chiếm Iraq. Năm nay kỷ niệm 15 năm ngày bắt đầu chiến dịch chống Al Qaeda và chiến dịch áp đặt nền dân chủ.

Những người Mỹ đã chiến đấu chống Al-Qaeda*, nhưng, trên thực tế đã tiếp tay cho sự ra đời của tổ chức khủng bố IS*. Chính quyền Hoa Kỳ đã phát động cuộc xâm lược dưới khẩu hiệu đấu tranh chống Al Qaeda*. Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Washington đã tuyên bố toàn thế giới là khu vực lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Người Mỹ đã cho rằng, Saddam Hussein hỗ trợ mạng lưới khủng bố. Sau đó hóa ra rằng, ở Iraq không hề có al-Qaeda*. Hơn nữa, sau khi Mỹ xâm lược Iraq, số vụ tấn công khủng bố đã tăng gấp mấy lần. Một số chuyên gia về các nhóm cực đoan cho rằng, cuộc xâm lược của Hoa Kỳ là nguyên nhân chính gây ra sự xuất hiện của tổ chức khủng bố IS* và sự leo thang xung đột trong nước.

© Sputnik / Igor Mikhalev / Chuyển đến kho ảnhCuộc biểu tình chống Mỹ gần đại sứ quán Mỹ tại Baghdad: hai cô gái Iraq với chân dung của Tổng thống Saddam Hussein
Cuộc biểu tình chống Mỹ gần đại sứ quán Mỹ tại Baghdad: hai cô gái Iraq với chân dung của Tổng thống Saddam Hussein - Sputnik Việt Nam
Cuộc biểu tình chống Mỹ gần đại sứ quán Mỹ tại Baghdad: hai cô gái Iraq với chân dung của Tổng thống Saddam Hussein

B-52 của Mỹ tại Syria - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ tốn phí bao nhiêu cho các chiến dịch ở Trung Đông?
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Arab tại Geneva Riyad Saidawi nói với Sputnik rằng, "Sau khi xâm chiếm Iraq vào năm 2003, Hoa Kỳ đã đánh vào lực lượng an ninh, tình báo và quân đội của nước này. Các cơ chế đó không còn tồn tại nữa. Ở Iraq đã xuất hiện phong trào kháng chiến để chiến đấu vũ trang chống lại những kẻ chiếm đóng. Môi trường này là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cực đoan để tuyên truyền và tuyển mộ những người mới. Trong tình hình đó vũ khí đã lọt vào tay những phần tử cực đoan, khi đó ở Iraq việc mua bán vũ khí khá dễ dàng".

Chuyên gia nói thêm rằng, "cuộc xâm lược của Mỹ đã gây ra sự căng thẳng và sự đối đầu gay gắt chưa từng thấy trong xã hội Iraq, chủ yếu những xung đột tôn giáo. Những kẻ cực đoan đã lợi dụng hoàn cảnh bạo lực và đã thành công. Sau đó Tunisia, Libya, Syria, Ai Cập cũng đã trải qua hoàn cảnh tương tự."

Chuyên gia Ai Cập về các nhóm cực đoan Ahmed Ban cho biết với Sputnik rằng, "cuộc xâm lược của Mỹ đã khiến phong trào chống bọn ngoại xăm và những binh sĩ quân đội Iraq xích lại gần với các nhóm  Salafi và các nhóm thánh chiến Jihad. Kết quả là sự ra đời của tổ chức khủng bố khét tiếng IS* đã nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Iraq và vượt qua biên giới của đất nước".

Quân đội Mỹ ở Iraq - Sputnik Việt Nam
Iraq đòi lực lượng chiếm đóng của Mỹ rời khỏi nước

"Các tội ác của Mỹ ở Iraq đã trở thành động cơ chính cho những hành động trả thù. Tức là, trả thù là nền tảng để thành lập tổ chức khủng bố IS*", — chuyên gia Ai Cập cho biết.

Hơn nữa, người Mỹ đã tích cực giúp đỡ IS*, —  chính trị gia Iraq Mahmud Anwar, người đứng đầu phong trào "Tất cả chúng ta — Iraq" nói với Sputnik.

"Hoa Kỳ là nhà tài trợ chính cho khủng bố ở Iraq và trên toàn thế giới. Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua các đồng minh của họ. Chúng tôi nhớ rõ câu nói của cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: "Chính phủ Hoa Kỳ đã có liên hệ với IS*, nhưng, đã đến lúc chấm dứt sự hợp tác này",  — bà đã nói.

Không thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq

Cái cớ thứ hai cho sự hiện diện của Mỹ ở Iraq và luận cứ chính để nhận được sự ủng hộ từ một phần cộng đồng quốc tế là sự hiện diện của vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Phát biển tại diễn đàn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã quả quyết rằng, Iraq vi phạm các nghị quyết của LHQ và có dự trữ vũ khí hạt nhân và hóa học.

© AP Photo / Elise AmendolaNgoại trưởng Mỹ Colin Powell
Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell  - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell

Quân nhân Mỹ tại Syria - Sputnik Việt Nam
Liên minh công nhận hơn 600 trường hợp thường dân tử vong ở Syria và Iraq
Chính trị gia Iraq Mahmud Anwar, người đứng đầu phong trào "Tất cả chúng ta — Iraq", nói với Sputnik rằng, "trong  chiến dịch tranh cử tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng, chiến dịch ở Iraq là một thất bại và không mang lại bất kỳ kết quả. Thông tin đã được nhắc lại nhiều lần là Saddam Hussein không sở hữu WMD. Và khác với những tuyên bố trước đây, người Mỹ đã không tìm kiếm vũ khí này ở Iraq. Đây chỉ là một cái cớ để phá hủy Iraq. Và Mỹ đã thực hiện tham vọng của họ ở Trung Đông".

Áp đặt nền dân chủ bằng những phương pháp bất hợp pháp

Cai cớ thứ ba cho cuộc xâm lược là cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài để áp đặt nền dân chủ. Đây là khẩu hiệu của chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn bào chữa cho cuộc xâm lược. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông giữ im lặng không nói gì về việc cuộc xâm lược của Mỹ là bất hợp pháp theo luật quốc tế.

Members of the US Army 1st Brigade, 1st Cavalry Division, prepare Stryker Armored Vehicles at the railway station near the Rukla military base in Lithuania. (File) - Sputnik Việt Nam
Mỹ với “cuộc chiến siêu cường” toàn cầu
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Iraq về quan hệ quốc tế Abdel Salam al Hatimi cho biết, Hoa Kỳ đã quả quyết rằng, Iraq tiếp tục các công việc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, mặc dù phái đoàn thanh tra viên đang làm việc tại Iraq không tìm thấy WMD. Điều này trái với Nghị quyết 1441 của Liên Hợp Quốc.

Chuyên gia Ai Cập về các nhóm cực đoan Ahmed Ban lưu ý rằng, trong thế giới hiện đại hôm nay, các tổ chức quốc tế không còn là đáng tin cậy.  

Ví dụ, Mỹ lợi dụng LHQ để che dấu các tội ác của họ, để thực hiện chính sách của họ, để quản lý nguồn tài nguyên của các quốc gia nhỏ. Hoa Kỳ tin chắc rằng, họ sẽ không bị trừng phạt, — ông Ahmed Ban nói thêm.

© AP Photo / Jerome DelayPhá dỡ bức tượng Saddam Hussein ở Baghdad, Iraq
Phá dỡ bức tượng Saddam Hussein ở Baghdad, Iraq - Sputnik Việt Nam
Phá dỡ bức tượng Saddam Hussein ở Baghdad, Iraq

B-52 - Sputnik Việt Nam
B-52 Mỹ sống sót thần kỳ sau khi trúng tên lửa trong chiến tranh Iraq
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Arab tại Geneva Riyad Saidawi rất lấy làm tiếc rằng, cộng đồng quốc tế đang dựa vào sức mạnh chứ không phải vào pháp luật, thực tiễn này giúp người Mỹ thực hiện những tội ác. Bây giờ sự cân bằng quyền lực trên thế giới đang thay đổi bởi vì vai trò của Trung Quốc và Nga ngày càng tăng.

Cuộc chiến ở Iraq phục vụ lợi ích của ai?

Nhờ vào cuộc xâm lược Iraq, Hoa Kỳ đã củng cố vị trí của mình trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Các cuộc chiến và tình hình bất ổn ở Trung Đông đã làm lu mờ vấn đề Palestine và sự chiếm đóng của Israel. Hàng nghìn người Mỹ vẫn hiện diện ở Iraq. Iraq vẫn chưa quyết định phải làm thế nào với những người lạ này, "nên làm bạn với họ hoặc họ phải rút khỏi nước". Mỗi phong trào chính trị ở Iraq đều có công thức riêng để giải quyết vấn đề này. Trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 tới, người dân Iraq sẽ quyết định nên ủng hộ những chính đảng nảo.

© AFP 2023 / Patrick BazQuân đội Hoa Kỳ đang đánh bom Baghdad. Iraq, ngày 20 tháng 3 năm 2003
Quân đội Hoa Kỳ đang đánh bom Baghdad. Iraq, ngày 20 tháng 3 năm 2003 - Sputnik Việt Nam
Quân đội Hoa Kỳ đang đánh bom Baghdad. Iraq, ngày 20 tháng 3 năm 2003

*Các tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала