Trung Quốc lo lắng: Việt Nam có muốn gia nhập bộ tứ không?

© AFP 2023 / Mark GrahamThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thay vì ngồi lo một bộ tứ, bộ ngũ nào đó bao vây mình, Trung Quốc nên tìm cách hóa giải các ngón đòn chiến lược Tổng thống Donald Trump chuẩn bị giáng xuống.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 20/3 có bài xã luận đặt vấn đề: Việt Nam có muốn gia nhập bộ tứ (Mỹ — Nhật Bản — Ấn Độ — Australia) không?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull - Sputnik Việt Nam
Kỷ nguyên mới: Việt Nam là "chìa khóa" cho Australia vào ASEAN và Biển Đông?
Nhận thấy những thông tin trong bài viết này có thể cung cấp thêm góc nhìn từ Trung Quốc về các chính sách đối ngoại, an ninh của Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc nội dung bài viết này (phần in nghiêng).

"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN — Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3.

2 Thủ tướng Việt Nam và Australia đã ra tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam — Australia, trong đó Biển Đông đã được đề cập, mặc dù chỉ là đề cập một cách vô hại (với Trung Quốc?).

Việt Nam thường xuyên thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế do mối quan hệ tế nhị với Trung Quốc trong vai trò một bên yêu sách ở Biển Đông, cũng như quan hệ với các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull - Sputnik Việt Nam
Quan hệ chiến lược Việt Nam – Australia: Không chỉ là kinh tế mà còn cả vũ khí quân sự?
Với quan hệ đối tác chiến lược Việt — Úc và các hoạt động ngoại giao tích cực gần đây giữa Hà Nội với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản, một số (hãng truyền thông) đã nêu ra câu hỏi mang tính khiêu khích:

Việt Nam đang cố gắng tham gia vào bộ tứ đối thoại an ninh bao gồm Nhật Bản — Ấn Độ — Hoa Kỳ — Australia? Hay Việt Nam là "thành viên trong bóng tối" của bộ tứ?

Chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương đã được chú ý trong một thời gian. Nó được sử dụng như một đòn bẩy chống lại Trung Quốc. 

Nhưng không ai rõ ràng về hình thức của chiến lược này, cũng như cách một quốc gia hoặc khu vực có thể tham gia.

Ấn Độ là một phần của chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương và là thành viên của bộ tứ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ nên giải quyết mối quan ngại của Việt Nam trên Biển Đông
Tuy nhiên không có tuyên bố chính thức nào của New Delhi nói rằng chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương hoặc bộ tứ, là nhằm vào Trung Quốc.

Thông tin cho rằng bộ tứ là một nỗ lực chung để đối đầu với Trung Quốc chỉ đơn thuần được thúc đẩy bởi các phương tiện truyền thông Ấn Độ.

Hà Nội đang phát triển quan hệ với các nước thành viên của bộ tứ, đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc.

Họ đã phát triển mối quan hệ ấm áp với các bên và hợp tác với Trung Quốc để làm dịu các tranh chấp ở Biển Đông. 

Việt Nam không khiêu khích như cách đây 2 năm, mà đã giỏi hơn trong việc cân bằng giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và các cường quốc có ảnh hưởng khác.

Australia mặc dù là đồng minh truyền thống, trung thành của Hoa Kỳ, nhưng Canberra cũng đã có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
"Việt Nam chỉ là "hạ quốc": Học giả Trung Quốc bình luận chiến lược của Hà Nội ở Biển Đông
Chính vì những lợi ích kinh tế mà Canberra trở nên lúng túng giữa phương Tây với Trung Quốc, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng "Bắc Kinh không phải là một mối đe dọa".

Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển thành một cường quốc ở Tây Thái Bình Dương. Lý thuyết "mối đe dọa từ Trung Quốc" là không có cơ sở.

Đối đầu với Trung Quốc không hấp dẫn bằng hợp tác với Bắc Kinh. Phục vụ Hoa Kỳ trong việc đối đầu với Trung Quốc sẽ mang lại nhiều thiệt hại hơn là lợi ích.

Do đó, các nước trong khu vực đã chọn lựa cử chỉ ngoại giao phức tạp có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau, làm cho chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương trở nên mơ hồ.

Tàu sân bay USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Học giả Úc: Việt Nam "khôn khéo" “cân bằng chiến lược” ở Biển Đông
Hoa Kỳ và Nhật Bản thúc đẩy chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương với một mục tiêu rõ ràng là nhằm chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên Australia và Ấn Độ có nhiều điểm yếu tương đồng.

Nếu Việt Nam thực sự muốn trở thành một phần của chiến lược này, nó sẽ trở nên đa dạng hơn.

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam — Australia là hợp lý, vì hai quốc gia có chủ quyền đều có quyền xác định quan hệ song phương.

Trung Quốc duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả Việt Nam lẫn Australia.

Chúng tôi không cần phải quan tâm quá nhiều vào chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và những gì xuất phát từ nó." [1]

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lo lắng "xuất chiêu" ứng phó khi Mỹ "chọn" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông
Chúng tôi cho rằng, thông tin về chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương tự do và mở được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra còn rất ít để có thể hình dung bức tranh tổng thể.

Tuy nhiên, nhiều khả năng chiến lược này là để tăng cường hợp tác bảo vệ trật tự và luật pháp quốc tế đã hình thành và ổn định kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, mang lại hòa bình, ổn định và phồn vinh cho khu vực.

Lập luận về một bộ tứ chống lại Trung Quốc e rằng chỉ có trong tưởng tượng của các học giả Trung Quốc.

Bởi chính Thời báo Hoàn Cầu cũng nhận thấy, không quốc gia nào muốn đặt mình vào thế phải chọn 1 trong 2 bên, Mỹ hay Trung Quốc.

Đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trên Biển Đông, quân sự hóa và đe dọa an ninh khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi, không phải là chống lại Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump chào mừng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên ngoài Cánh Tây của Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Tứ giác kim cương lấy độc trị độc, dồn ép "Giấc mộng Trung Hoa"?
Bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia Ấn Độ — Thái Bình Dương, bao gồm cả lợi ích của Trung Quốc.

Còn trong cuộc so găng tranh giành vị thế siêu cường số 1 giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, Chủ tịch Tập Cận Bình từ khi mới lên nhậm chức đã muốn "chia đôi Thái Bình Dương" với người Mỹ.

Nhưng Tổng thống Donald Trump dường như không cho phép điều ấy xảy ra. 

Về mặt an ninh, ông vừa ký đạo luật Du lịch Đài Loan, cho phép các quan chức Mỹ — Đài được "du lịch" chính thức, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Á — Thái Bình Dương Alex Wong đã đến thăm Đài Loan tối 20/3. [2]

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ thúc đẩy việc bán vũ khí và tăng cường quan hệ với Đài Bắc theo đạo luật Quan hệ với Đài Loan.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Mỹ có thể làm gì để ngăn Trung Quốc thống trị châu Á - Thái Bình Dương?
Về mặt kinh tế, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc phải có kế hoạch giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ với Hoa Kỳ 1 tỉ USD.

Dự kiến trong vài ngày tới, ông Donald Trump sẽ tiếp tục áp mức thuế cao đối với các sản phẩm của Trung Quốc bị cho là sử dụng các công nghệ ăn cắp của Hoa Kỳ.

Các trợ lý của Tổng thống Mỹ đề xuất gói thuế trị giá 30 tỉ USD có thể áp dụng cho hàng loạt sản phẩm của Trung Quốc;

Nhưng ông Donald Trump đã chỉ đạo phải tăng gấp đôi, lên 60 tỉ USD cho hơn 100 sản phẩm ông cho là Trung Quốc đã phát triển bằng cách ăn cắp công nghệ Mỹ.

Trước Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn các vấn đề quan trọng về nhân sự, sửa đổi hiến pháp, ông Tập Cận Bình vẫn phải phái 2 ủy viên Bộ chính trị sang Washington DC để điều đình.

Hai tàu sân bay của Mỹ  Carl Vinson và Ronald Reagan trong  cuộc tập trận huấn luyện tại vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
USS Carl Vinson tập trận trên Biển Đông và chuyển động của bộ tứ
Đó là ông Dương Khiết Trì và ông Lưu Hạc, với nhiệm vụ làm sao hoãn được các đòn về thương mại mà ông chủ Tòa Bạch Ốc sắp giáng xuống.

Tuy nhiên dường như nhiệm vụ này đã không hoàn thành theo mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải.

Bởi vậy, bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu dường như chỉ là một phần của cuộc chiến truyền thông với New Delhi cũng như phương Tây;

Và Hoa Kỳ có nhiều công cụ để ngăn Trung Quốc phá vỡ trật tự và luật pháp quốc tế hữu hiệu hơn nhiều so với chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương tự do và mở.

Cho nên chúng tôi thiết nghĩ, Trung Quốc nên quan tâm nhiều hơn tới cách thức đối phó với các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hơn là việc mất thời gian để chống lại những thứ không có thật như một bộ tứ, bộ ngũ nào đấy đang bao vây mình.

Cũng xin lưu ý thêm, cái Thời báo Hoàn Cầu gọi là "khiêu khích" khi nhắc đến Việt Nam năm 2014 chính là phản ứng mạnh mẽ và chính đáng chống lại hành vi xâm lấn bất hợp pháp của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông trong sự kiện giàn khoan 981.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.globaltimes.cn/content/1094395.shtml

[2]http://www.cna.com.tw/news/firstnews/201803200404-1.aspx

[3]https://www.washingtonpost.com/business/economy/trump-prepared-to-hit-china-with-60-billion-in-annual-tariffs/2018/03/19/fd5e5874-2bb7-11e8-b0b0-f706877db618_story.html?utm_term=.3a957a693719

Nguồn: GDVN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала