Chuyên gia quân sự Ý: Chiến dịch phá hoại Iraq ngốn hàng nghìn tỷ USD

© REUTERS / Alkis Konstantinidis/File photoMosul, Iraq
Mosul, Iraq - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hàng trăm nghìn người chết, tình hình bất ổn và hỗn loạn: kể từ năm 2003 đến nay, Iraq vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.

Đất nước đã bị tàn phá, các phần tử khủng bố IS thâm nhập vào lãnh thổ nước này. Hôm nay, 15 năm sau khi bắt đầu "xuất khẩu dân chủ", liệu Iraq có thể được gọi là một quốc gia tự do? Những bài học nào chúng ta có thể rút ra từ những kinh nghiệm này?

Sputnik Italia đã phỏng vấn ông Enrico Piovesana, nhà phân tích nghiên cứu của Đài quan sát Ý về Chi tiêu Quân sự.

— 15 năm trước, Hoa Kỳ đã xâm nhập vào Irac. Cuộc chiến ở nước này vẫn đang tiếp tục.  Chúng ta có thể rút ra bài học nào sau những  năm đó?

— Đây là một bài học cay đắng. Đặc biệt là bởi vì mỗi cuộc xung đột lâu dài đều dạy chúng ta những bài học như vậy. Sau 15 năm, cuộc xung đột Iraq vẫn có nhiều vấn đề thay vì giải pháp. Chúng tôi đã phái các đơn vị quân đội đến một đất nước đang đối mặt với những vấn đề chính trị, nhưng, các vấn đề đó không sánh nổi với những hậu quả mà chúng tôi để lại cho các thế hệ người Iraq đã quen sống trong điều kiện thời chiến. Và không ai biết cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu.

nhà tù Abu Ghraib - Sputnik Việt Nam
"Tôi không thể ngủ được." Cựu tù nhân nhà tù Abu Ghraib (Iraq) nổi tiếng nói về tra tấn
Chúng tôi đã tốn hàng nghìn tỷ đô la để phá huỷ đất nước đó, số nạn nhân mà không ai tính toán là hơn một triệu người. Kết quả là đất nước này bị phá hủy, bị chia rẽ, đang phải đối mặt với cuộc chiến giữa các nhóm dân tộc, đặc biệt là giữa người Sunni và người Shiite. Tình hình chính trị hiện nay không có gì chung với ý định xuất khẩu dân chủ. Đây là một tình huống đáng buồn. 15 năm sau khi bắt đầu chiến dịch này, sau khi chi một nghìn tỷ đô la, sau hàng trăm nghìn cái chết, sự cân bằng vẫn là rất nguy hiểm, đặc biệt vì số người ủng hộ IS ngày càng tăng. Tôi đang nói về sự hỗn loạn mà chúng tôi đã tạo ra, và những con quái vật mà chúng tôi đã đánh thức.

— Vai trò của Ý trong sứ mệnh quốc tế ở Iraq là gì?

— Ý chỉ "làm như mọi người", giống như tất cả các quốc gia khác tham gia chiến dịch này. Đối với một quốc gia như Ý, với các lợi ích kinh tế và công nghiệp ở Irac, quyết định can thiệp vào cuộc xung đột này không mang lại kết quả gì. Trước cuộc chiến tranh, hơn15 năm trước đây, tôi đã đến thăm một số nhà máy điện và nhiều doanh nghiệp khác ở Iraq, nơi có rất nhiều thiết bị của Ý. Khi đó ở Iraq đã có rất nhiều chuyên gia Ý hướng dẫn sử dụng thiết bị này. Cuộc chiến đã hủy hoại những mối quan hệ gần gũi đó.

quân đội Mỹ ở Iraq, năm 2003 - Sputnik Việt Nam
15 năm về trước Mỹ bắt đầu tấn công vào Iraq
Cho đến mùa đông năm 2003, Ý đã không có ý định tham gia chiến sự.  Ngày 15 tháng 2 năm 2003,  tại Ý  đã tiến hành cuộc biểu tình hoà bình lớn nhất trong lịch sử. Ngay trước cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iraq ngày 20 tháng 3, chính quyền Berlusconi đã tuyên bố, Italia không có ý định tham gia xung đột. Sau đó, dưới áp lực của George W. Bush và Tony Blair, chính phủ Ý đã thay đổi lập trường. Vào ngày 15 tháng 4 Quốc hội Ý đã tán thành cuộc xâm lược quân sự quy mô lớn dưới vỏ bọc sứ mệnh nhân đạo.

— Trên thực tế các quân nhân Ý đã thực hiện nhiệm vụ nào?

— Các đơn vị đầu tiên đã được gửi đến Iraq vào tháng 7, và sau vụ tấn công tháng 11/2003 vào căn cứ Nasiriyah, các quân nhân Ý đã chuyển sang phản công. Sau đó gần Nasiriyah đã diễn ra một trong những trận đánh ác liệt nhất quanh các cây cầu, trong trận đánh này hàng trăm người đã bị giết. Khi đó mọi thứ trở nên rõ ràng về bản chất của cuộc chiến tranh đó. Sứ mệnh của Ý tại Iraq mang tên "Ancient Babylon" đã kéo dài từ năm 2003 đến 2006. Đối với nước Ý đây là một cuộc chiến thực sự rất tốn kém. Hơn 3.000 quân nhân đã được gửi tới nước này, và chi phí quân sự hàng năm cho sứ mệnh này lên tới nửa tỷ euro.

— Italia đã chi bao nhiêu tiền cho sứ mệnh ở Iraq?

— Từ năm 2003 đến nay, tổng chi phí cho hoạt động này là khoảng 3 tỷ euro. Tính trung bình là khoảng 200 triệu euro mỗi năm, gần nửa triệu euro mỗi ngày. Ngoài ra, những sứ mệnh như vậy đòi hỏi chi phí bổ sung: phải mua thiết bị, vũ khí, chi phí đào tạo. Chi phí y tế cũng không được tính đến.

— Kịch bản Iraq lặp lại ở Libya. Dưới vỏ bọc xuất khẩu dân chủ, chúng ta lại thấy những kết quả khủng khiếp. Tại sao người ta lặp lại những sai lầm cũ?

UH-60 Black Hawk - Sputnik Việt Nam
Rơi trực thăng quân sự Mỹ tại Iraq

— Đây là một câu hỏi đúng mà các chính trị gia nên tự hỏi mình. Theo tôi, câu trả lời cho câu hỏi này có thể là lý thuyết về sự hỗn loạn có kiểm soát. Ai đó có nhu cầu gây bất ổn một cách công khai tại một số quốc gia — Iraq của Saddam Hussein hay Libya của Gaddafi. Vào thời điểm nào đó các quốc gia này trở nên "bất tiện" mặc dù ở đó cũng có tiêu chuẩn dân chủ. Và sau đó người ta bắt đầu gây bất ổn ở các nước đó. Tình hình hỗn loạn tạo điều kiện để dễ dàng quản lý chính phủ bù nhìn. Tôi cho rằng, rất đáng tiếc, nhưng điều này không phải là sai lầm mà là  một chiến lược được tính toán: tạo ra "lỗ đen" để sau đó đặt con bù nhìn ở đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала