Macedonia và Úc quyết định trục xuất tương ứng 1 và 2 nhà ngoại giao.
Theo tuyên bố của Thủ tướng Malkom Ternbull và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop: "Hai nhà ngoại giao Nga được xác định như hai nhân viên tình báo giấu mặt bị chính phủ Úc trục xuất vì hành động không phù hợp với tình trạng của họ, phù hợp với Công ước Viên".
Chính quyền Iceland tạm ngừng đối thoại song phương với chính quyền Nga.
"Tất cả các đồng minh và đối tác gần nhất của Iceland quyết định áp dụng biện pháp chống Nga vì vụ việc ở Salisbury, bao gồm các nước phía Bắc, hầu hết các thành viên NATO, cũng như một số nước EU. Trong số các biện pháp do Iceland thông qua có tạm dừng cuộc đối thoại song phương với chính quyền Nga ở cấp cao", — trang web của chính phủ cho biết.
Trước đó, 16 trong số 28 quốc gia thành viên EU đã quyết định trục xuất các nhà ngoại giao của Liên bang Nga để ủng hộ London trong vụ "Skripal".
Tại Salisbury thuộc Anh ngày 4 tháng 3, cựu đại tá tình báo Sergei Skripal, người làm việc cho cơ quan đặc nhiệm Anh, và cô Yulia con gái ông ta đã bị ngộ độc. Phía Anh khẳng định rằng Nhà nước Nga tham gia vào vụ "đầu độc" Skripal bằng chất A234, mà họ coi ngang với "Novichok". Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc dính líu trong "vụ Skripal".