Tại Mỹ, họ nói rằng họ không sợ chiến tranh thương mại với Trung Quốc, nhưng đồng thời yêu cầu giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm của Mỹ và mở rộng sự tiếp cận của các công ty Trung Quốc vào khu vực tài chính Trung Quốc.
Thực tế là phía Mỹ đã làm cạn kiệt lòng kiên nhẫn của Bắc Kinh, như cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lowe Jiwei cho biết. Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh vào hôm thứ Bảy, ông lưu ý rằng các biện pháp ứng phó của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn khá yếu ớt. Lời tuyên bố của cựu Bộ trưởng, và bây giờ là người đứng đầu Hội đồng An ninh Xã hội Quốc gia được đưa ra sau khi Trung Quốc thông báo sẽ thu thêm 15% thuế nhập khẩu đối với hơn 120 sản phẩm từ Mỹ, bao gồm trái cây, rượu, ống thép.
Hầu như tất cả các nhà quan sát đều cho rằng nạn nhân chính có thể là Tập đoàn Boeing. Tập đoàn này có kế hoạch phát triển rộng rãi trong thị trường Trung Quốc. Boeing dự định xuất khẩu máy bay với trị giá gần nghìn tỷ đô la trong một vài năm tới. Người Trung Quốc có thể chuyển sang Airbus, đối thủ của Boeing. Trong số những kẻ thua cuộc trong cuộc chiến thương mại sẽ là các công ty Mỹ sản xuất pin mặt trời, vì họ có hợp tác chặt chẽ với các công ty Trung Quốc, những sản phẩm của họ đã bị áp thuế nhập khẩu bổ sung.
Chuyên gia gọi tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin rằng Hoa Kỳ không sợ chiến tranh thương mại có thể xảy ra với Trung Quốc là khẩu hiệu "tuyên truyền". Nếu điều này thực sự là như vậy thì sẽ không có lá thư của Mỹ, trong đó Trung Quốc được đề nghị tăng nhập khẩu ô tô và chất bán dẫn của Mỹ, cũng như mở rộng sự tiếp cận của các công ty của Mỹ tới khu vực tài chính của Trung Quốc.
Trong quý IV năm 2017, Trung Quốc chiếm 20% doanh thu của Apple tại Mỹ, 13% doanh thu hàng năm của Boeing. Doanh thu từ Intel, Qualcomm, Texas Instruments và Micron Technology cũng phụ thuộc rất nhiều vào doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc. Giám đốc điều hành Apple Tim Cook tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh đã bày tỏ hy vọng rằng trong cuộc tranh chấp giữa các bên "những người có cái đầu bình tĩnh" sẽ chiếm ưu thế hơn.
Cuối tuần qua trên bục phát biểu tại diễn đàn Bắc Kinh, Phó Thủ tướng thứ nhất Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Han Zheng cảnh báo rằng không thể có người thắng cuộc và người thua cuộc trong các cuộc chiến thương mại. Chúng có rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả những người tham gia, không phục vụ lợi ích của bất kỳ ai.
Li Kai, chuyên gia tại Đại học Tài chính Sơn Tây cho rằng lối thoát tốt nhất để thoát khỏi tình hình là xác định mối quan hệ với nhau tại bàn đàm phán:
Lập trường của Hoa Kỳ luôn mạnh mẽ, đặc biệt là đội ngũ của Tổng thống Trump, họ thực sự không sợ thiệt hại cho mình. Đồng thời, không nên đánh giá thấp quyền lực kinh tế của Trung Quốc bằng các biện pháp như nhau. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là lớn, do đó, nó vẫn tồn tại như vậy trong một thời gian dài, tất cả điều này phải được tính đến. Để đối phó với các hành động chống Trung Quốc mới nhất của Hoa Kỳ, Bắc Kinh có các biện pháp đối phó, nhưng cho đến nay chúng khá mềm mỏng. Trung Quốc cũng có thể dùng đến củ "cà rốt" để làm giảm sự bất mãn của Mỹ đối với sự mất cân bằng thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc không có nguồn vốn bổ sung. Khi Mỹ tấn công Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không chịu thua, đòn phản công sẽ giống hệt như Mỹ. Trung Quốc hành động theo tình huống. Đây là sự khôn ngoan mà đội ngũ của Chủ tịch Tập cận Bình đang tuân thủ.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump tập trung nhấn mạnh vào giải pháp vấn đề kinh tế, trên thực tế cũng không muốn làm xấu đi mối quan hệ giữa hai quốc gia về mặt tổng thể. Giải quyết vấn đề không nên gây tranh cãi cho cả hai bên, cũng không thể cho phép "thúc đẩy đàm phán bằng cách ra đòn tấn công". Mục đích cuối cùng là trở lại bàn đàm phán để giải quyết các vấn đề gốc rễ.
Giới quan sát cũng lưu ý rằng Thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang, hầu như loại bỏ các rủi ro tài chính cho Trung Quốc, những tiền đề có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Ông nói rằng hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ có thể chịu được mọi cú sốc bên ngoài phát sinh sau cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ. Liệu tuyên bố của Yi Gang có phải là một tín hiệu mới gửi tới chính quyền Hoa Kỳ rằng trong điều kiện của cuộc chiến thương mại, vũ khí tài chính mạnh mẽ này có thể được áp dụng không chỉ là một đòn trả đũa đau đớn, mà là đòn tấn công hủy diệt chống lại Hoa Kỳ?