Việt Nam có nên sử dụng cả tiêm kích Su-30SM lẫn Su-35S như Không quân Nga?

Đăng ký
Đối với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, trong khi chưa có ứng viên tiêm kích nhẹ nào tỏ ra nổi trội thì tiếp tục đặt hàng dòng Sukhoi của Nga có lẽ là lựa chọn duy nhất vào lúc này.

Hiện nay giữ vai trò chủ lực của Không quân nhân dân Việt Nam là các chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4 Su-30MK2 được tối ưu hóa cho vai trò tác chiến đối hải, đi kèm số lượng nhỏ tiêm kích Su-27SK/UBK không chiến chuyên nghiệp.

Đặc công Hải quân thực hành nhảy dù. - Sputnik Việt Nam
Mãn nhãn xem Hải quân Việt Nam nhảy dù, luyện đòn từ trên không (Video)

Bên cạnh đó xương sống là một lượng lớn máy bay cánh cụp cánh xòe Su-22 thuộc thế hệ cũ hơn. Chúng mặc dù được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực mặt đất nhưng thực tế lại đang phải "gồng mình" gánh thêm vai trò cường kích đánh biển, thậm chí cả tiêm kích phòng không để tạm thay thế MiG-21 đã nghỉ hưu.

Cần lưu ý rằng Su-22 có tuổi khung chỉ 2.000 giờ, tức là tương đương 20 năm phục vụ, do vậy thời gian bị loại biên đã cận kề. Mặc dù Việt Nam đã đủ khả năng để gia hạn hoạt động cho chúng nhưng vì tính năng kỹ chiến thuật hạn chế cho nên việc lựa chọn một dòng tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4+ tỏ ra là hướng đi hợp lý hơn.

© Sputnik / Sergej Mamontow / Chuyển đến kho ảnhSu-30SM
Su-30SM - Sputnik Việt Nam
Su-30SM

Đối với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, trong khi chưa có ứng viên tiêm kích nhẹ nào tỏ ra nổi trội thì tiếp tục đặt hàng dòng Sukhoi của Nga có lẽ là lựa chọn duy nhất vào lúc này.

Diễu hành trọng thể kỷ niệm 40 năm Việt Nam thống nhất đất nước - Sputnik Việt Nam
Không giấu giếm sức mạnh quân sự của Việt Nam
Trước thời điểm năm 2017, hầu hết các chỉ dấu đều cho thấy Việt Nam quan tâm hơn tới biến thể Su-30SM. Nhận định trên xuất phát từ việc chúng ta gửi phi công sang Ấn Độ huấn luyện trên tiêm kích Su-30MKI — phiên bản rất gần gũi với Su-30SM.

Ngoài ra hồi năm 2014, Tổng giám đốc Aviaprom — ông Viktor Kuznetsov từng thông báo rằng những máy bay Su-30 tiếp theo của Việt Nam sẽ do Nhà máy Irkut cung cấp, đây chính là cơ sở sản xuất Su-30SM chứ không phải Su-30MK2 như Knaapo.

© Sputnik / Vitaliy AnkovTiêm kích cơ Su-35S tại Primorie
Tiêm kích cơ  Su-35S tại Primorie - Sputnik Việt Nam
Tiêm kích cơ Su-35S tại Primorie

Tuy nhiên từ năm 2017 trở đi thì mọi việc đã có sự thay đổi hoàn toàn khi nhiều nguồn tin cũng như đánh giá từ chính nước Nga lại thể hiện rằng Su-35S đang thu hút được sự quan tâm lớn từ Việt Nam.

Thay đổi trên có thể đến từ việc dòng chiến đấu cơ đa năng này đang được nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc hay Indonesia lựa chọn, đồng thời Su-35S còn là sản phẩm của Knaapo — cơ sở đã chế tạo rất nhiều Su-30MK2 cho Việt Nam.

Tổ hợp phóng tên lửa Bal - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phô diễn sức mạnh trên Biển Đông: Đánh bại các đòn tập kích bằng cơn mưa tên lửa?
Thậm chí trong chuyến thăm mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga — ông Sergey Shoigu thì tiêm kích Su-35S cùng với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 đã được giới thiệu thông qua những kinh nghiệm thực chiến tại Syria.

Trước diễn biến trên, thậm chí đã có dự đoán cho rằng Việt Nam có thể học tập mô hình của Không quân Nga đó là trang bị cả Su-30SM lẫn Su-35S để tạo thành phi đội hỗn hợp do tính năng của Su-30SM chẳng thua kém Su-35S là bao, giá thành của nó rẻ hơn đáng kể và lại sử dụng kết cấu buồng lái 2 chỗ ngồi tương tự như dòng Su-30MK2.

Máy bay ném bom B-52 - Sputnik Việt Nam
Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam trên mặt trận đối không
Mặc dù những lập luận trên không phải không có cơ sở nhưng cũng cần lưu ý thêm rằng vấn đề đảm bảo hậu cần kỹ thuật cũng là vô cùng quan trọng.

Tiêm kích Su-30SM sử dụng động cơ AL-31FN có kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) trong khi ở Su-35S lại là AL-41F1S 3D TVC, radar của Su-30SM là N011M BARS còn trên Su-35S là N035 Irbis, Su-30SM là loại tiêm kích có cánh mũi trong khi Su-35S lại dùng kết cấu truyền thống, đó là chưa kể còn nhiều thành phần khác biệt nhỏ bên trong.

© AFP 2023 / StringerChiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Đối với quốc gia sản xuất thì những khác biệt trên không phải vấn đề quá lớn vì họ có sẵn nguồn hàng rất dồi dào, nhưng trường hợp khách hàng nước ngoài như Việt Nam thì rõ ràng đây sẽ là gánh nặng lớn cho công tác đảm bảo.

© SputnikChiến đấu cơ Su-35S
Chiến đấu cơ Su-35S - Sputnik Việt Nam
Chiến đấu cơ Su-35S

Bởi vậy sẽ là hợp lý hơn nếu Không quân Việt Nam đặt hoàn toàn niềm tin vào Su-30SM hay Su-35S chứ không nên xây dựng phi đội hỗn hợp theo mô hình cao — thấp như Nga đang triển khai để tránh tình trạng bị mất sức chiến đấu vì thiếu hụt phụ tùng.

Theo: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала